Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 25 tháng 12 năm 2024  
Thứ ba, ngày 24 tháng 12 năm 2024 | 10:3

Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của cam tươi FVF

Vị ngọt thanh, mọng nước, mùi thơm mát, cam tươi FVF có nguồn gốc từ giống cam đặc sản trứ danh Xã Đoài với quy trình chăm sóc tỉ mỉ và ứng dụng những công nghệ canh tác tiên tiến bậc nhất hiện nay đã chinh phục được cả những người tiêu dùng khó tính.

Nhân giống cam đặc sản

“Cam Xã Đoài mọng nước/Giọt vàng như mật ong/ Bổ cam ngoài cửa trước/ Hương bay vào cửa sau”, đây là câu thơ cổ về giống cam Xã Đoài đặc sản nức tiếng của Nghệ An.

Cam Xã Đoài nổi tiếng thơm ngon, mọng nước, hương vị đậm đà khó quên, tựa như “giọt vàng mật ong” mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất xứ Nghệ. Và nay, giống Cam Xã Đoài “tiến vua” thời xưa được chọn lọc và phát triển thành cam CS1 lòng vàng, quả tròn đều, vỏ mỏng, ít hạt, ngọt thanh.

Cam FVF quả tròn đều, vỏ mỏng, ít hạt. Ảnh: TH

Đại diện đơn vị trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch cam tươi FVF cho biết: Giống cam CS1 do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có múi tuyển chọn trong nhiều năm, là kết quả của quá trình chọn lọc liên tục những cây cam Xã Đoài truyền thống có năng suất, chất lượng cao và có thời gian chín sớm hơn. 

Bắt đầu trồng và phát triển vườn cam FVF  năm 2018, đến nay, với diện tích trồng tập trung lên đến hơn 70ha, đây được đánh giá là vườn cam có quy mô lớn nhất miền Trung, nằm tại xã Nghĩa Bình (Nghĩa Đàn - Nghệ An). Trong đó 60% gốc cho quả năm thứ 3 với sản lượng hơn 20 tấn/ha. Sản lượng toàn vườn cung cấp ra thị trường có thể lên đến 1.000 tấn.

Điều đặc biệt ở vườn cam này là mỗi năm chỉ thu hoạch một vụ duy nhất, diễn ra trong 3 tháng cuối năm âm lịch, khiến không người tiêu dùng nào nỡ lòng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức - nói theo cách của GenZ, đây có thể gọi là dòng cam “limited” (giới hạn, bị giới hạn).

Đại diện đơn vị trồng cam FVF nhấn mạnh yếu tố làm nên chất lượng đặc sản của sản phẩm là quy trình chăm sóc kỳ công, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong mọi khâu từ lựa chọn giống cây, chăm sóc, thu hoạch, cho đến các bước bảo quản và phân phối. Nhờ vậy, vườn cam FVF luôn đảm bảo đưa đến tay người tiêu dùng những quả cam tươi ngon, sạch và đạt chất lượng cao nhất, góp phần nâng cao uy tín của Tập đoàn TH trên thị trường nông sản.

Yếu tố làm nên chất lượng đặc sản của sản phẩm cam FVF là quy trình chăm sóc kỳ công, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong mọi khâu cho đến các bước bảo quản và phân phối. Ảnh: TH

Ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel

Nhận thức rõ việc đảm bảo dinh dưỡng từ nguồn nước tưới và phân bón cho cây đóng vai trò then chốt, quyết định năng suất của cây cam cũng như chất lượng sản phẩm, Tập đoàn TH quyết định đầu tư nhiều tỷ đồng vào công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Hệ thống này bao gồm những thiết bị và máy móc đồng bộ, tiên tiến, giúp tối ưu hóa việc cung cấp nước và dinh dưỡng chính xác đến từng gốc cây.

Hệ thống tưới nhỏ giọt tự động mang lại sự đột phá trong canh tác, với khả năng cập nhật liên tục và chính xác các thông số về dinh dưỡng, độ ẩm, độ pH, ánh sáng và tốc độ tăng trưởng của cây trồng. Hệ thống này còn tự động tính toán lượng nước và dưỡng chất cần thiết cho từng cây để đảm bảo cây trồng luôn được cung cấp đủ lượng và đúng thời điểm.

Các dữ liệu được thu thập và phân tích một cách tức thì, sau đó truyền về điện thoại của người quản lý, giúp họ có thể giám sát và điều chỉnh quy trình chăm sóc cây cối một cách dễ dàng và tiện lợi, bất kể họ ở đâu, chỉ cần có một chiếc smartphone trên tay.

Ông Lê Văn Phong, kỹ sư thuộc Mô hình thực nghiệm công nghệ cao Cam VFV (Tập đoàn TH) cho biết, việc ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt mang đến nhiều lợi ích, không chỉ giảm chi phí vận hành sức lao động của công nhân mà còn tiết kiệm nước đáng kể.

“Theo ước tính, hệ thống tưới nhỏ giọt này giúp giảm tới 2/3 lượng nước so với phương pháp tưới truyền thống. Bên cạnh đó, mọi hoạt động từ chăm sóc, quản lý vườn cam cũng rất thuận tiện và dễ dàng, mỗi công nhân có thể phụ trách 7-8 ha”, ông Phong chia sẻ.

Vườn cam FVF  rộng 70ha, được xem là vườn cam lớn nhất miền Trung. Ảnh: TH

Tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng phân bón hữu cơ

Vườn cam của TH được trồng theo quy trình VietGAP, cam kết không dùng phân bón hóa học, không phun thuốc trừ sâu. Toàn bộ quy trình chăm sóc dinh dưỡng sử dụng 100% phân bón nhập khẩu trực tiếp từ Israel kết hợp với phân bón hữu cơ Greenma của TH - đây là sản phẩm tận dụng nguyên liệu chất lượng cao từ trang trại bò sữa TH, thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.

Hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel cùng các sản phẩm hữu cơ và quy trình chăm sóc tỉ mỉ, khoa học đã phát huy tác dụng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, giữ ấm bộ rễ, hạn chế tối đa sâu bệnh. Từ đó giúp cây cam phát triển khỏe mạnh và hoàn toàn tự nhiên, cho ra những trái cam mọng nước, ngọt thanh, giàu dinh dưỡng và an toàn cho người tiêu dùng.

Được biết, cam tươi FVF của Tập đoàn TH luôn duy trì được chất lượng hảo hạng với độ ngọt vượt trội từ 11,5 brix và có thể lên đến 14-15 brix khi chín mọng (brix là thang đo độ ngọt của trái cây, rau củ). Không chỉ đạt tiêu chuẩn hàng đầu VietGap, sản phẩm đã được Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) công bố đạt các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN 11892-1:2017.

Với sản phẩm cam tươi FVF, Tập đoàn TH một lần nữa kể câu chuyện thật về ứng dụng công nghệ cao và quy trình nông nghiệp sạch “từ nông trại đến bàn ăn” để tạo ra những sản phẩm nông sản chất lượng tốt nhất, ngon sạch nhất, và được người tiêu dùng đánh giá cao.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ cá nuôi trước mưa rét

    Bảo vệ cá nuôi trước mưa rét

    Nhằm hạn chế thiệt hại trong mùa mưa rét năm nay, Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế hướng dẫn các biện pháp phòng và bảo vệ cá nuôi.

  • Để sâm Ngọc Linh thực sự là sản phẩm chủ lực

    Để sâm Ngọc Linh thực sự là sản phẩm chủ lực

    Được mệnh danh là “vàng xanh” của núi rừng Việt Nam, sâm Ngọc Linh không chỉ là cây dược liệu quý mà còn mang giá trị kinh tế, y học vượt trội.

  • Thu nhập ổn định nhờ nuôi dê thả núi

    Thu nhập ổn định nhờ nuôi dê thả núi

    Nhờ được chăn thả tự nhiên, từ năm 2020 đến nay, đàn dê núi của gia đình bà Vì Thị Xiêng, dân tộc Giáy, ở xã Đồng Tuyển (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) không ngừng tăng trưởng, cho thu nhập ổn định, giúp cải thiện cuộc sống giữa bộn bề khó khăn.

  • Tuân thủ luật chơi, giải pháp gia tăng thị phần nông sản Việt vào thị trường Nhật

    Tuân thủ luật chơi, giải pháp gia tăng thị phần nông sản Việt vào thị trường Nhật

    Việt Nam và Nhật Bản có nhiều tiềm năng, lợi thế riêng để thúc đẩy hợp tác phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào quốc gia này. Để gia tăng xuất khẩu nông sản vào thị trường Nhật Bản, còn nhiều việc phải làm.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

Top