Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 16 tháng 8 năm 2023 | 15:33

Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 06

Trong Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương (tháng 7/2023), Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ chặt chẽ trước tháng 10/2022 sang chính sách tiền tệ chắc chắn từ tháng 10/2022 và bây giờ là chuyển sang chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn trong điều kiện hiện nay. Đây là cơ hội để doanh nghiệp và người mua bất động sản tiếp cận được nguồn vốn tín dụng...

Đề nghị sửa 3 thông tư

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét sửa đổi một số thông tư, trong đó có Thông tư 06/TT-NHNN, nhằm giảm bớt những rào cản khiến doanh nghiệp BĐS và người mua nhà khó tiếp cận vốn tín dụng.

Theo đó, tại Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 8/7/2023 của Chính phủ về “Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương”, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát để ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

HoREA kiến nghị xem xét sửa đổi Thông tư 06/2023/TT-NHNN để doanh nghiệp và người mua được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

 

Đồng thời, thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ. 

Xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn, công bố ngay bằng biện pháp, hình thức phù hợp, hiệu quả chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại đến hết năm 2023, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế. Rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn cho người vay, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân. Mặt khác, tập trung, khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu.

Liên quan vấn đề sửa đổi bổ sung Thông tư số 06, HoREA nhận thấy, Thông tư 03/2023/TT-NHNN đã ban hành trước Nghị quyết 97/NQ-CP của Chính phủ, hoặc Thông tư 16/2022/TT-NHNN đã ban hành trước Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/09/2022, Nghị định số 08/2023/NĐ-CP và Nghị quyết  33/NQ-CP ngày 11/03/2023 của Chính phủ, trong đó có một số quy định của các Thông tư này chưa thật sát với tình hình thực tế và không còn phù hợp với “chủ trương chuyển chính sách tiền tệ từ chặt chẽ trước tháng 10/2022 sang chính sách tiền tệ chắc chắn từ tháng 10/2022 và bây giờ là tiếp tục chuyển sang chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng hơn trong điều kiện hiện nay là cần thiết và cũng là cơ hội”. Do đó, Hiệp hội đề nghị, Ngân hàng Nhà nước quan tâm xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN, Thông tư số 03/2022/TT-NHNN và Thông tư 08/2020/TT-NHNN để thực hiện Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 8/7/2023 (Nghị định 97) của Chính phủ.

Nhiều điều khoản cần xem xét sửa đổi

Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 28/06/2023 (hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023) có các quy định tại khoản 2, Điều 1 đã bổ sung thêm 4 trường hợp khách hàng có nhu cầu vốn không được cho vay tín dụng; trong đó có một số quy định chưa thật hợp lý, chưa sát thực tế, chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với một số quy định pháp luật.

Điều này sẽ dựng thêm rào chắn, làm cho việc tiếp cận tín dụng khó khăn hơn so với trước đây, do đã quy định tăng thêm từ 6 lên 10 trường hợp mà tổ chức tín dụng không được cho vay trong các khoản 8, 9 và 10, sẽ dẫn đến tình trạng một số doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực của nền kinh tế có nhu cầu vay vốn, bao gồm các doanh nghiệp BĐS, người mua nhà, nhà đầu tư BĐS sẽ rất khó tiếp cận được tín dụng.

Việc tiếp cận vốn tín dụng là “phao cứu sinh” để vượt qua khó khăn hiện nay, bởi lẽ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang rất khó khăn, trong lúc doanh nghiệp BĐS cũng chưa thể huy động được nguồn vốn từ khách hàng do dự án bị vướng mắc pháp lý nên chưa thể triển khai, thực hiện.

Bên cạnh đó, Hiệp hội còn cho hay, Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước được ban hành trước Nghị quyết 97 nên cần được xem xét sửa đổi để Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý…

Ban hành hướng dẫn về định giá đất trước ngày 15/8/2023

Nghị quyết số 124/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023 nêu rõ: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường tiếp tục rà soát, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định về chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, khai thác khoáng sản… bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tham mưu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai, đặc biệt là Luật Đất đai (sửa đổi); hướng dẫn triển khai tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc về pháp lý và trình tự, thủ tục liên quan đến đất đai, khai thác mỏ vật liệu xây dựng phục vụ triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội và các dự án giao thông trọng điểm. Ban hành hướng dẫn về định giá đất trước ngày 15/8/2023.

HoREA kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định. Cụ thể, khoản 2, Điều 1 Thông tư 06 bổ sung khoản 8, Điều 8, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng không được cho vay “để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom”.

Điều này là đúng và phù hợp với Điều 12 ,Thông tư 22/2019/TT-NHNN nhưng theo HoREA là  không phù hợp thực tế, không bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với khoản 2, Điều 5, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP.

Khoản 2, Điều 1, Thông tư 06 quy định tổ chức tín dụng không được cho vay “để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay”. 

Điều này theo HoREA, chưa đồng bộ, chưa thống nhất với khoản 2, Điều 21 và Điều 24 Luật Đầu tư 2020 quy định “đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp” mà “đầu tư theo hình thức góp vốn” là 1 hình thức “hợp đồng hợp tác” theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Tại khoản 9, Điều 8, Thông tư 39 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2, Điều 1, Thông tư 06) cũng chưa đồng bộ, thống nhất với Điều 55 và Điều 57 Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định phải đảm bảo điều kiện của BĐS hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh thì mới được giao dịch và thực hiện thanh toán trong mua bán, thuê mua BĐS hình thành trong tương lai…

Ngoài ra là bất cập ở khoản 2, Điều 1, Thông tư 06 bổ sung khoản 10, Điều 8, Thông tư 39 về quy định chi phí phát sinh dưới 12 tháng.

Do vậy, Hiệp hội đề nghị xem xét gia hạn thêm 12 tháng đối với quy định các tổ chức tín dụng phải tuân thủ tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đến ngày 1/10/2024, thay vì thời hạn ngày 1/10/2023 để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện Nghị quyết 97.

 

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top