Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 24 tháng 1 năm 2023 | 10:39

Lễ hội Cổ Loa - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia sẽ được công bố vào ngày mùng 5 Tết Quý Mão

Ngày mùng 5 Tết Quý Mão sẽ công bố Lễ hội Cổ Loa được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia và công nhận điểm du lịch Khu di tích Quốc gia đặc biệt di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa.

Lễ hội Cổ Loa còn có tên gọi lễ hội Bát xã Loa thành, là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội. Lễ hội diễn ra vào mùng 5-6 tháng Giêng âm lịch, tưởng nhớ An Dương Vương, người có công dựng nước Âu Lạc, xây thành Cổ Loa.

Lễ hội Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội)

Tham gia lễ hội là cư dân 8 xã cùng thờ An Dương Vương, ngày nay là 8 làng thuộc 3 xã: Cổ Loa, Uy Nỗ, Xuân Canh. 8 làng có những màn rước, tế lễ tại khu vực đền thờ An Dương Vương, tạo nên một khung cảnh lễ hội đẹp mắt.

Lễ hội Cổ Loa năm nay diễn ra từ ngày 26 đến 27/1 (tức mùng 5 và mùng 6 Tết Nguyên đán Quý Mão).

Năm nay, bên cạnh các hoạt động lễ hội truyền thống, UBND huyện Đông Anh sẽ công bố quyết định ghi danh Lễ hội Cổ Loa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia (tại Quyết định số 603/QĐ-BVHTTDL ngày 3/11/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); tổ chức công nhận điểm du lịch Khu di tích Quốc gia đặc biệt di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa.

Đến nay, Ban tổ chức Lễ hội đã kiện toàn thành viên, triển khai đầy đủ các nhiệm vụ, đồng thời ra thông báo đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, tuân thủ theo sơ đồ đã được bố trí, không bán hàng ở lòng đường, vỉa hè, đất công, đất nông nghiệp (theo Nghị định 64/NĐ-CP) của các hộ dọc tuyến đường từ ngã ba đường Cổ Loa đến Hồ Đền và tuyến đường từ ngã tư Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa đến chùa Bảo Sơn; thực hiện niêm yết giá, bán đúng giá, không ép giá, không chèo kéo khách hàng...

Ban tổ chức Lễ hội Cổ Loa cũng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, khuyến cáo người dân đặt lễ đúng nơi quy định, có phương án bố trí cơ sở vật chất, nhân lực thu gom rác thải hợp lý, hướng dẫn khách tham quan mặc trang phục phù hợp, lịch sự, tổ chức phân luồng giao thông…; đồng thời, khuyến cáo người dân và khách hành hương thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng, cũng như tăng cường các biện pháp cá nhân phòng, chống dịch Covid-19.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top