Trong quy hoạch chung của tỉnh, Nghệ An xác định sản xuất nông nghiệp tiếp tục là một trong những ngành trụ cột, bệ đỡ cho phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Trong đó, việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng chuyên canh được tỉnh quan tâm đầu tư.
Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn ở vùng Bắc Trung bộ, với hơn 1,4 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, gần 70% dân số gắn bó với nông nghiệp, do đó ngành nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bên cạnh hỗ trợ nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản, thì việc từng bước áp dụng, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp sẽ là giải pháp tốt nhất cho ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Với tiềm năng to lớn trong phát triển nông nghiệp, Nghệ An đã từng bước hình thành một số sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, như bò sữa, nuôi tôm, một số cây công nghiệp và cây ăn quả tại các huyện có tiềm năng vùng trung du và các huyện miền Tây Nghệ An. Khu vực miền Tây Nghệ An, với độ che phủ rừng lớn, có nhiều tiềm năng về khai thác, chế biến gỗ, dược liệu dưới tán rừng...
Nghệ An sẽ phát triển nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, đến tháng 9/2023, địa phương có tổng diện tích canh tác ứng dụng công nghệ cao trên 31.000 ha; trong đó, diện tích hoạt động trồng trọt trên 30.600 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản là 462,7 ha. Giá trị sản xuất bình quân đạt trên 250 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2 - 3 lần so với sản xuất nông nghiệp đại trà.
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 25 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có một số doanh nghiệp tiêu biểu như Tập đoàn TH, Vinamilk Nghệ An, Tổng công ty cổ phần VTNN Nghệ An, Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, Công ty TNHH Mía đường Nasu… Đây là những doanh nghiệp đi đầu, tạo sức lan tỏa trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Nghệ An.
Ngoài ra, tỉnh Nghệ An có 6 doanh nghiệp được công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, Công ty Nafood Group là doanh nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận; các doanh nghiệp còn lại, gồm Công ty TNHH Việt Úc Nghệ An, Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH, Trang trại bò sữa Vinamlik Nghệ An, Công ty Sản xuất thức ăn chăn nuôi Mavin, Công ty Mía đường Nasu do UBND tỉnh này công nhận.
Về lâm nghiệp, ngày 31/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung bộ tại tỉnh Nghệ An (Quyết định số 509/QĐ-TTg). Đây là một trong 3 khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo chủ trương của Chính phủ và là khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thành lập sớm nhất trên cả nước.
Mục tiêu của khu là đến năm 2025, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành ngành kinh tế động lực trong sản xuất và xuất khẩu của toàn khu vực Bắc Trung bộ nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng.
Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ số quy mô vùng chuyên canh
Tại Nghệ An, trong thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu các cấp trên từng bước đầu tư hạ tầng số ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; từng bước xây dựng dữ liệu số trên các nền tảng số, đào tạo nguồn nhân lực số thực hiện đảm bảo an toàn thông tin nhằm thúc đẩy số hoá trong ngành nông nghiệp.
Theo đó, hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, nhân lực số, chính phủ số… dần được hoàn thiện và đưa vào vận hành, ứng dụng. Đặc biệt, phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, đến nay đã có gần 300.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ sản xuất nông nghiệp Nghệ An đưa gần 9.000 sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử, xếp thứ 5 cả nước về số sản phẩm nông nghiệp được đưa lên sàn.
Diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được mở rộng, thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn vào đầu tư, tạo việc làm, nâng cao thu nhập; Xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả có múi sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt; Hình thành các cơ sở chăn nuôi theo hướng tập trung với quy mô công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học; Nhiều công nghệ mới được áp dụng trong nuôi trồng thuỷ sản; Ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý nhà nước trong điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phòng chống cháy rừng, kiểm soát dịch bệnh, chi trả dịch vụ môi trường rừng... cho kết quả chính xác hơn, tiết kiệm thời gian và hiệu quả cao hơn.
Nghệ An sẽ phát triển một số vùng chuyên canh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số gắn sản xuất với tiêu thụ trên một số sản phẩm chủ lực.
Thời gian tới, Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh triển khai xây dựng, phát triển chính quyền điện tử Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng và phát triển Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng bộ; Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, đảm bảo 100% hồ sơ thủ tục hành chính được phép thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Xây dựng đề án các vùng chuyên thâm canh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và kêu gọi đầu tư lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp công nghệ cao; các mô hình sản xuất, kết nối nông nghiệp thông minh, sản xuất lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ số trên từng lĩnh vực có quy mô vùng chuyên canh; mô hình công nghệ cao trong chăn nuôi; kết nối cung cầu nông sản trên sàn thương mại điện tử.
Hoàn thành việc xây dựng phần mềm giới thiệu sản phẩm OCOP của tỉnh trên cơ sở dữ liệu đầu vào từ khâu sản xuất, thu hoạch, đến khâu chế biến, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm, truyền thông nâng cao giá trị sản phẩm.
Tuy nhiên, công cuộc số hóa trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay cũng đang đối mặt với không ít rào cản và thách thức. Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An phải có những giải pháp toàn diện nhằm tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa nhanh và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới
Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, ứng dụng số hóa nhanh và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư; rà soát, xây dựng danh mục các dự án, lĩnh vực cây, con chủ lực để thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư ứng dụng CNC liên kết với nông dân để tổ chức sản xuất nguyên liệu gắn với xây dựng các nhà máy chế biến.
Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ, đặc biệt là CNC, áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, thực hành tốt (GAP), xây dựng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lấy doanh nghiệp làm trung tâm, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp tham gia phát triển sản phẩm hàng hóa có lợi thế của tỉnh, nhất là các doanh nghiệp có năng lực tiếp cận công nghệ cao vào sản xuất.
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; làm tốt công tác nhân rộng mô hình có hiệu quả vào sản xuất đại trà, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân.
100% các sản phẩm OCOP 3 sao trở lên được đưa lên sàn thương mại điện tử.
Hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản có lợi thế của tỉnh, bao gồm các sản phẩm OCOP.
Tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC có hiệu quả; tăng cường chỉ đạo các phòng, ban, UBND các xã, phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các chủ mô hình duy trì sản xuất, ổn định, hiệu quả và bền vững.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai Khu lâm nghiệp ứng dụng CNC; tiếp tục triển khai các dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp của Công ty CP Thực phẩm sữa TH, Vinamilk; các dự án sản xuất rau, củ, quả CNC tại các huyện Nghĩa Đàn, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Nghi Lộc, thành phố Vinh...; trồng cam, dược liệu ở các huyện Yên Thành, Kỳ Sơn...
Hiện nay, ngành Nông nghiệp và PTNT đang tích cực tham mưu UBND tỉnh thu hút các nhà đầu tư mới (Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao DOVECO,...) để phát triển bền vững cây dứa, là một trong những cây ăn quả chủ lực tỉnh gắn với chế biến và xuất khẩu.
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và PTNT đang trình tham mưu UBND tỉnh chủ trương xây dựng Đề án Khu Nông nghiệp ứng dụng CNC tại Nghĩa Đàn, cùng với việc đẩy mạnh hoàn thành Khu Lâm nghiệp ứng dụng CNC vùng Bắc Trung Bộ đưa vào hoạt động sẽ tạo động lực cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, thu hút đầu tư và thực hiện tốt định hướng theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.