Nghị quyết số 33 và Nghị định 08 của Chính phủ sẽ tháo gỡ một số vướng mắc của thị trường Bất động sản hiện nay.
Từ giữa năm 2022, chính sách kiểm soát tín dụng thận trọng trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có bất động sản. Hiện tượng cụ thể như; thị trường bất động sản bắt đầu ghi nhận những dấu hiệu trầm lắng. Hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp cùng lãnh đạo một số doanh nghiệp vướng vào lao lý đã khiến tâm lý chung trên thị trường e ngại, mọi giao dịch bị trì hoãn, các dự án đang triển khai phải nhấn nút “tạm dừng”.
Theo khảo sát thực tế, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh, thậm chí thua lỗ; một số cổ phiếu bất động sản “nằm sàn”, đặc biệt là rủi ro sụt giảm sâu thanh khoản, có thể bị mất thanh khoản, thể hiện qua việc một số doanh nghiệp đang phải thực hiện các biện pháp “đau đớn” để “tồn tại”.
Dự án bị đứng hình ngay trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh
Đơn cử như một số doanh nghiệp bất động sản đang phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Thậm chí có doanh nghiệp giảm đến 50% lực lượng lao động tác động đến vấn đề an sinh xã hội, ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình; hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống của nhiều người lao động.
Lãi suất hạ nhiệt và hàng loạt chính sách hỗ trợ bất động sản.
Nghị quyết số 33 cùng với Nghị định 08 cho phép chủ đầu tư gia hạn nghĩa vụ trả nợ, sẽ làm giảm áp lực thanh khoản lên các chủ đầu tư trong ngắn hạn đáng kể và cho phép họ có thêm thời gian để xử lý các khoản nợ của mình. Ngoài ra, Nghị quyết 33 cùng với gói tín dụng 120.000 tỉ đồng sẽ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, tái cân bằng cung cầu. Đây là một trong hai động lực chính được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản sẽ phát triển trở lại trong năm 2023, bên cạnh việc giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được triển khai mạnh mẽ.
Các chuyên gia bất động sản cũng cho rằng kinh tế Việt Nam có biểu hiện tích cực hơn khi nhận được sự hỗ trợ từ Nghị quyết số 33 và Nghị định 08.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.