Vừa qua, các chủ đầu tư đã có kiến nghị giải quyết những vướng mắc liên quan đến pháp lý của 152 dự án bất động sản. Tuy nhiên, một số cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái giải quyết.
Trong năm 2022, thông qua Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA), 99 doanh nghiệp và cá nhân đã có kiến nghị đến cơ quan chức năng về vấn đề liên quan đến việc giải quyết khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng của các dự án bất động sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Trải qua 4 đợt kiến nghị, HoREA đề nghị các cơ quan chức năng của TP. Hồ Chí Minh tháo gỡ vướng mắc cho 152 dự án bất động sản, nhà ở thương mại trên địa bàn.
Theo đó, Sở Xây dựng là đơn vị được UBND TP. Hồ Chí Minh giao chủ trì, cập nhật cũng như phân nhóm các khó khăn của những dự án bất động sản theo kiến nghị của HoREA.
Được biết, những vướng mắc của 152 dự án bất động sản được phân loại theo thẩm quyền giải quyết của 11 đơn vị, sở, ngành của Thành phố.
152 dự án bất động sản đang chờ được tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý.
Cụ thể, Sở Tài nguyên và Môi trường gồm 71 dự án, Sở Quy hoạch – Kiến trúc gồm 22 dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư 28 dự án, Sở Xây dựng gồm 18 dự án, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh gồm 3 dự án, Sở Giao thông Vận tải gồm 2 dự án, Sở Tài chính gồm 1 dự án, Chi cục Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính gồm 1 dự án, UBND TP.Thủ Đức gồm 2 dự án, UBND quận, huyện gồm 2 dự án, Ban quản lý khu Nam gồm 2 dự án.
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có 3 công văn đề nghị 10 sở, ngành liên quan khẩn trương có văn bản gửi chủ đầu tư về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền. Đồng thời, có văn bản báo cáo tiến độ, kết quả xử lý để Sở Xây dựng báo cáo UBND Thành phố.
Tính đến 13/1/2023, đã có 6 đơn vị báo cáo tiến độ giải quyết. Chi cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Sở Tài chính và Sở Quy hoạch – Kiến trúc có báo cáo tiến độ nhưng không nêu rõ kết quả thực hiện, không báo cáo theo đúng biểu mẫu.
Có 5 đơn vị chưa có báo cáo tiến độ giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản thuộc thẩm quyền gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND huyện Nhà Bè và UBND huyện Bình Chánh.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.