Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 1 tháng 7 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2024 | 10:9

Tăng cường chỉ đao công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

Các tỉnh miền Trung đang tăng cường công tác chỉ đọa, triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi, dịch cúm gia cầm cũng như các loại dịch bệnh khác trên động vật lây lan diện rộng.

Dịch bệnh diễn biến phức tạp

Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra 468 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 41 tỉnh, thành phố, số lợn buộc phải tiêu hủy là 22.011 con. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch tăng 2,4 lần, số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch tăng 93,7%. Dịch bệnh lở mồm long móng trên vật nuôi cũng gia tăng, số ổ dịch tăng 2,09 lần, số gia súc mắc bệnh tăng 2,18 lần so với cùng kỳ năm trước…

Tăng cường chăm sóc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi

Từ đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 7 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 7 huyện của 7 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 12.424 con. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch giảm 36,36%, số gia cầm chết, tiêu hủy giảm hơn 9,89%.

Ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm diễn biến khá phức tạp, số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có chiều hướng gia tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Theo ông Phùng Đức Tiến nói, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. "Con giống nhập lậu chính là nguyên nhân gây ra các loại dịch bệnh như: dịch cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, dịch tả lợn châu Phi… từ nước ngoài vào Việt Nam, gây thiệt hại rất lớn”.

Ông Tiến cũng nhận định những tháng cuối năm 2024, dịch bệnh trên vật nuôi có thể sẽ diễn biến khó lường, do đó UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan truyên môn của địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Đặc biệt là khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng, tiêm phòng vaccine phòng các bệnh, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm; không để dịch bệnh bùng phát rồi chạy theo dập.

Nhiều giải pháp ngăn chặn dịch bệnh

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường các tỉnh miền Trung đã chủ động có những chỉ đạo chính quyền, các ngành chức năng và nông dân để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt là những trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi.

Theo lãnh đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 20.000 hộ dân nuôi gia cầm. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, hàng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ tiêm phòng vắc xin cúm cho đàn gia cầm dưới 500 con ở khu vực nguy cơ cao.   

Quan điểm của cơ quan quản lý muốn người chăn nuôi tập trung vào các trang trại nhằm kiểm soát tốt hơn dịch bệnh. Tuy nhiên, còn nhiều hộ dân, nhất là ở vùng nông thôn nuôi gà thả vườn hoặc bán thả vườn tận dụng thức ăn, lao động nông nhàn nhằm cải thiện thu nhập, cuộc sống. Do đó, công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia cầm luôn được quan tâm ở cả 2 hình thức chăn nuôi quy mô trang trại và nông hộ.

Đàn gà nuôi trong trại lạnh.

Tại Gia Lai từ đầu năm đến nay ghi nhận trên địa bàn huyện Mang Yang có 25 con heo mắc bệnh DTHCP, 129 con trâu, bò mắc bệnh LMLM, 2 con bê mắc bệnh VDNC.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ban liên quan và UBND cấp xã rà soát, nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh, báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh để phối hợp xử lý, tuyệt đối không giấu dịch; đẩy mạnh tuyên truyền cách phòng-chống dịch bệnh cho người dân; tập trung nguồn lực xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cấp xã, tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện.

Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường theo dõi diễn biến dịch bệnh và hướng dẫn, đôn đốc các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các quyết định, chương trình, kế hoạch phòng-chống dịch bệnh trên vật nuôi, thủy sản đã được UBND tỉnh phê duyệt; báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết các khó khăn; phối hợp với huyện Mang Yang triển khai các biện pháp khống chế dịch bệnh LMLM và công bố hết dịch theo quy định; hướng dẫn các trung tâm dịch vụ nông nghiệp tuyên truyền, giám sát, xử lý các ổ dịch bệnh, không để lây lan ra diện rộng; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong phòng-chống dịch bệnh lây truyền giữa động vật và người.

Tại Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, dịch viêm da nổi cục xảy ra tại 17 xã thuộc 5 huyện làm 20 con bò mắc bệnh chết, phải tiêu hủy; dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 10 xã thuộc 3 huyện làm 87 con lợn mắc bệnh chết, phải tiêu hủy (hiện còn 2 xã tại huyện Cẩm Xuyên đang có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày).

Trước tình hình, diễn biến phức tạp của dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các tỉnh, thành phố và tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương trên địa bàn tỉnh; thực hiện Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ; xét đề nghị của Sở NN&PTNT tại Văn bản số 1959/SNN-CNTY ngày 20/6/2024, Chủ tịch UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành liên quan tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản chỉ đạo, nhất là các chương trình, kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Trung ương, của tỉnh.

UBND tỉnh đã giao Giám đốc Sở NN&PTNT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các địa phương; chủ động giám sát tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý dịch bệnh kịp thời.

Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo đúng quy định; phối hợp với các địa phương và các sở, ngành chức năng kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán vận chuyển, giết mổ trái phép động vật, sản phẩm động vật. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tham mưu, chuẩn bị nguồn vắc xin, hóa chất, vật tư, dụng cụ phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời, hiệu quả.

Chủ trì rà soát, phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã đề xuất phương án kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp đảm bảo theo Luật Thú y và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh. Theo dõi, tổng hợp tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh tại các địa phương, kịp thời báo cáo, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo.

Nguồn: Báo Hà Tĩnh, Báo Khánh Hòa

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top