Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 8 tháng 11 năm 2022 | 9:49

Thả 3 tấn cá tái tạo nguồn thủy sản cho lòng hồ thủy điện Hủa Na

Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An vừa phối hợp với UBND huyện Quế Phong, chi cục Thủy Sản, trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An và UBND xã Đồng Văn huyện Quế Phong tiến hành lễ thả cả tại lòng hồ thủy điện Hủa Na.

Lòng hồ Thủy điện Hủa Na có gần 2.100 ha mặt nước, với dung tích hơn 300 triệu m3 nước là điều kiện thuận lợi để người dân trong khu vực có thể đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản, mang lại nguồn thu nhập cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều bà con nhân dân trong khu vực.

3 tấn cá được thả xuống lòng hồ thủy điện Hủa Na nhằm tái tạo nguồn thủy sản.

Trong những năm gần đây, tình hình khai thác thủy sản trên các sông, hồ đang diễn biến phức tạp, hiện tượng khai thác quá mức, khai thác hủy diệt như khai thác bằng chất nổ, xung điện... vẫn đang còn diễn ra đã làm giảm đáng kể khối lượng, chủng loài thủy sản có trong tự nhiên, dẫn đến nguồn lợi thủy sản trên các vùng nước tự nhiên suy giảm đáng kể, là những nguyên nhân chính làm cho nguồn lợi thủy sản trên long hồ Thủy điện Hủa Na suy giảm.

Việc triển khai công tác bảo vệ, phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản tại các sông, suối và hồ chứa trên địa bàn tỉnh là vấn đề cấp thiết, để duy trì và ổn định số lượng các giống loài thủy sản cũng như sản lượng thủy sản khai thác hàng năm, góp phần cải thiện đời sống. Chương trình thả cá cũng giúp nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Theo đó, tại buổi lễ đã có 3 tấn cá được thả xuống lòng hồ thủy điện Hủa Na, trong đó có 5% trắm cỏ, 5% cá chép, 5% cá mè hoa, 30% cá trôi, 10% cá rô phi, cá có kích cỡ 5-7 cm, với trong lượng bình quân 150-300 con/kg. chất lượng cá  khỏe mạnh, không có bệnh tật.

Kiểm tra mô hình nuôi cá thát lát trong lồng gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Xuân Học – Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An nêu rõ: Để ngăn chăn các nguy cơ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản kết hợp với việc tái tạo bổ sung nguồn cá tự nhiên đồng thời nâng cao kiến thức về bảo vệ  nguồn lợi thủy sản bền vững là vấn đề cấp bách hiện nay đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cần có những giải pháp hợp lý trong công tác quản lý và phát triển với nghề khai thác thủy sản trong đó có khai thác nuôi lồng. Không sử dụng ngư cụ cũng như các phương thức khai thác bị cấm và hãy có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống của chúng ta, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho hôm nay và cho thế hệ mai sau.

Sau khi chương trình thả cá kết thúc đoàn đã đến kiểm tra mô hình nuôi cá thát lát trong lồng gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, mô hình của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm DVNN huyện với quy mô 314m2, số hộ tham gia 01 hộ tại lòng hồ Húa Na, xã Đồng Văn, Quế Phong.

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
Top