Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 1 tháng 2 năm 2024 | 20:4

Thịt nhập lậu và những nỗi lo

Tình trạng thịt ngoại tràn lan thị trường nội địa làm dấy lên nỗi lo ảnh hưởng tiêu cực ngành chăn nuôi Việt Nam. Nếu không siết kiểm soát hoạt động nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi (chính ngạch, nhập lậu) thì người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước cầm chắc thua trên chính sân nhà.

Thịt nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam

Thời gian gần đây, trên các các website, nền tảng mạng xã hội tràn nhập thông tin, hình ảnh rao bán thịt lợn, trâu, bò, gà được quảng cáo là hàng nhập từ Autralia, Mỹ, Canada, Nhật... với mức giá rẻ bất ngờ. Đơn cử như, bắp bò được rao bán với giá 120.000 đồng/kg, mức giá này chỉ bằng khoảng 40% mức giá thông thường ở chợ.

Số liệu thống kê của thanh tra ngành nông nghiệp cho thấy, trong năm 2023, lực lượng chức năng đã bắt 131 vụ, thu giữ khoảng 160.000 con gia súc, gia cầm nhập lậu. Tuy nhiên, số lượng thịt nhập lậu trong thực tế có thể lên tới hàng triệu con gia cầm, quả trứng lậu, chưa kể lượng trâu, bò, lợn sống nhập lậu về Việt Nam.

Còn theo số liệu của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), năm 2023, Việt Nam đã chi khoảng 1,4 tỉ USD để nhập khẩu hơn 600.000 tấn thịt các loại, trong đó thịt lợn 133.000 tấn, gà 170.000 tấn, trâu 140.000 tấn, bò 31.000 tấn; còn lại là phụ phẩm chân gà, móng heo, tai, phủ tạng...

Lực lượng chức năng ngăn chặn một vụ nhập lậu lợn qua biên giới

“Cơn lốc” thịt ngoại đã đang khiến không ít doanh nghiệp chăn nuôi trong nước “đứng ngồi không yên”. Đại diện Tập đoàn Dabaco chia sẻ: “Chăn nuôi trong nước không những gặp khó do giá bán thấp mà còn phải xoay xở để cạnh tranh với thịt ngoại. Để chống chọi với dịch bệnh, doanh nghiệp này đã tổ chức chăn nuôi theo hướng an toàn, khép kín, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để có giá thành sản xuất thấp nhất. Tuy nhiên, giá bán vẫn dưới giá thành sản xuất, một phần do thịt nhập khẩu chính ngạch và vấn đề lớn hơn là tình trạng thịt nhập lậu quá nhiều".

Trăn trở về mức giá lợn hơi, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) Nguyễn Văn Thanh cho hay, hơn một năm qua, giá lợn xuất chuồng luôn ở mức thấp. Ngay cả khi Tết Nguyên đán Giáp Thìn đang cận kề nhưng giá lợn hơi vẫn dưới hoặc bằng giá thành khiến người chăn nuôi thua lỗ kéo dài, may mắn thì hòa vốn. Theo ông Thanh, thông thường dịp cuối năm giá sẽ tăng nhưng lượng lợn nhập lậu về nhiều nên giá khó mà tăng được.

Chặn nhập lậu, siết tiêu chuẩn nhập chính ngạch

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam Nguyễn Xuân Dương cảnh báo, với việc nhập sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là nhập lậu, không chỉ người chăn nuôi gặp khó mà người tiêu dùng cũng đối diện với nguy cơ về an toàn thực phẩm. Dù hàng năm sản phẩm chăn nuôi đều tăng, chúng ta lại cho nhập thịt thoải mái, trong khi lượng thịt nhập lậu còn gấp nhiều lần. Đây là nguy cơ lớn đối với ngành chăn nuôi.

Trong khi sản phẩm chăn nuôi nhập lậu đều không phải chịu thuế, không được kiểm soát dịch bệnh hay chất cấm, sản phẩm chăn nuôi trong nước lại phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Xuân Dương đề nghị Bộ NN&PTNT sớm có kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ để có chính sách đặc thù để tự vệ, giúp ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Chẳng hạn như nhập khẩu bò sống, không nên để cho tất cả các cửa khẩu đều nhập khẩu về được mà chỉ cho phép nhập khẩu vào 3 cửa khẩu được chỉ định để kiểm soát.

Về vấn đề này, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia súc lớn Việt Nam Lê Văn Thông đề xuất Bộ NN&PTNT kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ gia súc sống qua biên giới vào Việt Nam vì nguồn lây lan dịch bệnh khó kiểm soát, nguồn thực phẩm thiếu an toàn, không kiểm soát được tận gốc.

Trước tình hình thực tế và khuyến nghị của nhiều chuyên gia, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Thú y rà soát lại các quy định của ngành để siết chặt việc nhập khẩu thịt. Trong đó, trọng tâm là rà soát việc tổ chức lấy mẫu, đồng thời thực hiện nghiêm việc tổ chức kiểm tra, kiểm soát sản phẩm thịt nhập khẩu.

Nhận định tình hình buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp, nhất là dịp Tết Nguyên đán này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị thuộc bộ phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là cơ quan công an, để tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý việc buôn lậu gia súc gia cầm và xem xét khởi tố một số vụ buôn lậu để tăng tính răn đe.

Phải chống lợn nhập lậu như nhiệm vụ chính trị

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, có tình trạng địa phương đang buông lỏng quản lý đối với động vật và các sản phẩm động vật nhập lậu. 

Theo ông Tiến, tình trạng lợn nhập phía Nam diễn ra rầm rộ nên phải có giải pháp ngăn chặn một cách quyết liệt hơn nữa, nếu các tỉnh làm mạnh tay thì chắc chắn tình trạng buôn lậu bò, lợn qua biên giới sẽ giảm mạnh.

"Các năm trước chúng ta đã xử lý hình sự nhiều đối tượng trong đường dây nhập lậu gia súc, sắp tới chúng ta phải tăng mạnh xử lý hình sự những trường hợp này để tăng tính răn đe. Thời gian tới, Bộ sẽ làm việc với ngành công an để thực hiện những chiến dịch truy quét mạnh tay", ông Tiến cho hay.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho rằng các lực lượng như biên phòng đóng vai trò lớn trong việc chống nhập lậu gia súc.

Các tỉnh biên giới cần xem lại việc quản lý ngành chăn nuôi, cần lập hồ sơ và kiểm soát tốt số lượng gia súc ở vùng giáp ranh để dễ phát hiện khi heo nhập lậu trà trộn vào heo được nuôi trong nước.

"Xe chở lợn là xe to như thế, lợn kêu inh ỏi sao biên phòng không nắm được. Tất cả cùng đồng lòng thì gia súc không thể nhập lậu dễ dàng như thế", ông Long nhìn nhận.

Ông Tiến cho hay, đợt dịch tả châu Phi chúng ta mất hơn 6 triệu con lợn, cúm gia cầm tiêu hủy hơn 60 triệu con gia cầm... Dịch bệnh, gia súc nhập lậu ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, môi trường đầu tư, đặc biệt ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

"Bao công sức mời gọi đầu tư vào chăn nuôi, giờ để nhập lậu, dịch bệnh bùng phát thì coi như đổ sông đổ biển. Quy định có rồi, vấn đề là khâu tổ chức thực hiện, các địa phương, chức năng như thế nào. Chúng ta phải xem chống lợn nhập lậu như là nhiệm vụ chính trị", ông Tiến nói.

Xử lý nghiêm việc vận chuyển trái phép động vật, giống vật nuôi và thủy sản vào Việt Nam

Trước tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật và thủy sản đang diễn biến ngày càng phức tạp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam.

Công điện nêu rõ, thời gian qua tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu, bò, lợn, gia cầm, tôm hùm giống qua biên giới vào Việt Nam diễn ra phức tạp, đặc biệt là khu vực các tỉnh phía Nam giáp biên giới với Campuchia và Lào, làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Cúm gia cầm thể độc lực cao và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, nguy cơ ảnh hưởng đến chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các tỉnh biên giới Tây Nam, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới, cảng biển, đường sông,... để ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới vào Việt Nam; trường hợp phát hiện nhập lậu trái phép phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

Chỉ đạo lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Ban Chỉ đạo 389 địa phương tăng cường các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản qua biên giới; phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Chỉ đạo, tăng cường kiểm tra và truy xuất nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật, giống vật nuôi và thủy sản nghi nhập lậu, vận chuyển trái phép tiêu thụ trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp từ kinhtedothi, congly, anninhthudo...)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top