Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 9 năm 2023  
Thứ hai, ngày 8 tháng 5 năm 2023 | 15:58

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù tạo đột phá phát triển TP. Hồ Chí Minh

Chính phủ vừa có tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và đề nghị xem xét thông qua theo quy trình tại kỳ họp thứ 5 tới đây.

Theo tờ trình của Chính phủ, mục tiêu đưa ra là xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt phát triển kinh tế xã hội của TP.HCM.

Thí điểm 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù

Tại dự thảo Nghị quyết, Chính phủ trình  thí điểm 7 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù: quản lý đầu tư; tài nguyên chính sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của thành phố; tổ chức bộ máy của TP Thủ Đức.

Cụ thể, dự thảo Nghị quyết quy định: HĐND TP.HCM được phân bổ nguồn tăng thu ngân sách địa phương cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ mới sau khi bố trí đủ vốn ngân sách địa phương cho các chương trình, dự án, nhiệm vụ trong tổng số vốn đầu tư công trung hạn ngân sách địa phương.

HĐND TP.HCM quyết định bố trí vốn đầu tư công để hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm thông qua việc giao UBND thành phố được bố trí vốn đầu tư công để ủy thác cho ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh TPHCM thực hiện cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm.

Tăng thu 119.000 tỷ đồng để làm dự án trọng điểm

Theo tờ trình, thành phố dự kiến có thể huy động các nguồn tăng thu khoảng 119.000 tỷ đồng, ngoài mức vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để bố trí cho các dự án trọng điểm, cấp thiết ngoài các dự án đã được Chính phủ giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Dự thảo Nghị quyết cũng quy định thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông. Theo đó, thành phố sử dụng nguồn ngân sách địa phương triển khai dự án đầu tư công độc lập để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư vùng phụ cận, các nhà ga thuộc tuyến đường sắt được cấp thẩm quyền phê duyệt dọc theo tuyến Đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), Đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành – Tham Lương), vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường vành đai 3 thuộc địa phận TP để thu hồi đất, chỉnh trang, phát triển đô thị, thực hiện tái định cư tại chỗ, tạo quỹ đất đấu giá, lựa chọn nhà đầu tư các dự án phát triển đô thị.

Theo tờ trình của Chính phủ, chính sách này đã được Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) thực hiện thành công. Để thực hiện chính sách này, dự thảo Nghị quyết cho phép thành phố được sử dụng ngân sách thành phố lập dự án đầu tư công độc lập để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất, đấu giá khu đất thuộc vùng lân cận làm cơ sở triển khai các dự án phát triển đô thị theo quy hoạch, được cấp có thẩm quyền phê duyệt..

Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm

Liên quan tới cơ chế, chính sách về tài chính ngân sách, dự thảo Nghị quyết quy định HĐND thành phố quyết định áp dụng, điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí chưa được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí tòa án. Ngân sách thành phố được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí nêu trên và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố.

Bên cạnh đó, HĐND thành phố quyết định dự toán, phân bổ ngân sách thành phố để bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển kinh tế, xã hội và các lĩnh vực quan trọng theo quy định của Quốc hội và Chính phủ.

Dự thảo Nghị quyết cũng quy định thành phố được tăng tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Hiện theo Nghị quyết số 54 về cơ chế chính sách đặc thù cho TP.HCM, tổng mức dư nợ vay không vượt quá 90%. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, việc triển khai một số dự án như Metro số 2, Metro số 5, dự án cải thiện hệ thống thoát nước… với nhu cầu vay 92.000 tỷ đồng thì sau năm 2026, thành phố không còn đảm bảo hạn mức dư nợ vay để vay tiếp. Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách thành phố không quá 70% số tăng thu ngân sách Trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao.

Tại dự thảo Nghị quyết, TP.HCM được sử dụng các mái nhà của các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công, trụ sở các cơ quan, đơn vị được xác định là tài sản công trên địa bàn để lắp đặt hệ thống điện mặt trời, cung cấp điện phục vụ cho hoạt động của trụ sở. Phần điện thừa do không sử dụng hết sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Được phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500ha

Về cơ chế chính sách quản lý đô thị và tài nguyên môi trường, dự thảo Nghị quyết quy định, HĐND thành phố quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

UBND thành phố được phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong dự án thương mại theo quy định hiện hành hoặc phê duyệt quy hoạch, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác tương đương về quy mô. Về nội dung này, theo tờ trình của Chính phủ, pháp luật hiện hành quy định dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải dành 20% tổng diện tích đất để xây dưng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, quy định này có một số điểm chưa phù hợp trong thực tiễn áp dụng, đặc biệt với các dự án có quy mô nhỏ, dự án nằm trong khu đất có giá trị thương mại cao. Do đó, dự thảo Nghị quyết quy định chính sách này thí điểm giao thành phố quyết định linh hoạt trong việc quy hoạch bố trí nhà ở xã hội phù hợp với thực tiễn dự án nhưng vẫn bảo đảm trách nhiệm của các chủ đầu tư nhà ở thương mại trong việc thực hiện trách nhiệm xây dựng nhà ở xã hội…

Dự thảo nghị quyết cũng quy định các cơ chế, chính sách về ngành nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP. HCM…Chính phủ đã trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

 

Trung Kiên
Ý kiến bạn đọc
  • Vinhomes Golden Avenue gây sốt tại Móng Cái trước ngày ra mắt

    Vinhomes Golden Avenue gây sốt tại Móng Cái trước ngày ra mắt

    Những ngày gần đây, giới đầu tư đang đổ dồn sự chú ý về Móng Cái với sự xuất hiện của dự án đô thị cửa khẩu Vinhomes Golden Avenue. Sở hữu vị trí kết nối đắc địa tại thành phố biên mậu đang bứt phá mạnh mẽ, Vinhomes Golden Avenue hứa hẹn sẽ tạo ra cơn địa chấn mới tại thị trường BĐS phía Bắc.

  • Bất động sản Hoàng Mai "chuyển mình" ngoạn mục

    Bất động sản Hoàng Mai

    Với những lợi thế vượt trội về cơ sở, hạ tầng, thực tế vài năm qua, thị trường BĐS quận Hoàng Mai (Hà Nội) đón nhận làn sóng an cư và đầu tư khá mạnh mẽ.

  • “Lạc lối” tại tuyến phố thương mại Festival Street, NovaWorld Phan Thiet

    “Lạc lối” tại tuyến phố thương mại Festival Street, NovaWorld Phan Thiet

    Tuyến phố thương mại đa sắc màu với phong cách kiến trúc phóng khoáng đậm chất Mỹ, tọa lạc vị trí mặt tiền biển đắc địa từ lâu đã là điểm đến yêu thích của du khách khi đến NovaWorld Phan Thiet. Đặc biệt, trong dịp hè năm nay, tuyến phố này càng thêm sầm uất và náo nhiệt hơn với hơn 30 thương hiệu đổ bộ, thu hút hàng ngàn du khách đến check-in và khám phá mỗi ngày.

  • Thủ tướng: Thị trường bất động sản vẫn còn những dấu hiệu chưa ổn định

    Thủ tướng: Thị trường bất động sản vẫn còn những dấu hiệu chưa ổn định

    Thủ tướng thẳng thắn cho rằng bên cạnh các đóng góp tích cực, hoạt động của thị trường bất động sản vẫn còn những dấu hiệu chưa ổn định, chưa lành mạnh, phục hồi còn chậm, doanh nghiệp còn khó khăn.

  • Hấp lực của khu vực ven sông Hàn, Đà Nẵng

    Hấp lực của khu vực ven sông Hàn, Đà Nẵng

    Là đô thị biển, song Đà Nẵng còn nổi tiếng với danh xưng “Thành phố sông Hàn”. Bởi, dòng sông vừa như “dải lụa xanh biếc vắt ngang” trở thành lá phổi xanh cho thành phố, vừa có giá trị biểu tượng bởi gắn với dòng chảy bất tận của lịch sử, khát vọng vươn mình của Đà thành.

  • Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho thị trường bất động sản

    Tháo gỡ “điểm nghẽn” cho thị trường bất động sản

    Trước những tình hình khó khăn và vướng mắc đối với thị trường Bất động sản (BĐS) hiện tại, sáng ngày 7/4, Tại TP. Hồ Chí Minh , Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Hội thảo “ Khơi thông dòng vốn trong nước và ngoài nước cho thị trường Bất động sản trong bối cảnh mới”

Top