Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 26 tháng 2 năm 2020 | 10:26

Ấn tượng cây thị 600 năm tuổi từng là nơi trú ẩn của bộ đội

Cây thị hơn 600 năm tuổi nói riêng và Miếu Cây Thị nói chung là một trong những địa điểm ấn tượng của làng cổ Phước Tích (Phong Điền, Thừa Thiên Huế). Nhiều người kể lại rằng, trong lòng cây từng là nơi trú ẩn của 12 chiến sỹ bộ đội.

Làng cổ Phước Tích là di tích cấp quốc gia và là ngôi làng cổ thứ hai của Việt Nam. Nếu làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dấu ấn kiến trúc đậm nét của đồng bằng Bắc bộ, thì làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi lưu giữ những nét đặc trưng rất riêng của vùng quê Bắc Trung Bộ.

Về vị trí, làng cổ Phước Tích cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về phía tây bắc và được bao bọc ba mặt bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa, thơ mộng. Đây cũng là nơi giáp ranh với huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Khi đến đây, nhiều người sẽ có cảm giác thú vị khi được tận mắt chiêm ngưỡng không gian làng quê đậm chất Bắc Trung Bộ còn được lưu giữ một cách nguyên vẹn. Theo ghi nhận, dường như tất cả khách tham quan đến đây đều ghé thăm địa điểm Miếu Cây Thị.

Miếu Cây Thị nằm ở địa thế long mạch, chính giữa ngôi làng và từ đây, các ngã đường sẽ dẫn đi đến từng xóm, từng nhà. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cây Thị với tuổi đời đã hơn 600 năm và là “nhân chứng” cho biết bao thăng trầm, lịch sử.

Cây Thị ở đây còn có thêm vị trí đặc biệt quan trọng trong tín ngưỡng và tiềm thức của người dân Phước Tích.

Ước đoán rằng, cây Thị ở đây cao khoảng chừng 25m, phần gốc phải nhiều người ôm mới xuể, nhưng trong thân cây nhiều đoạn đã bị rỗng. Theo người dân làng cổ Phước Tích, trong thời kỳ kháng chiến, lòng rỗng của cây đã từng là căn cứ bí mật của các chiến sỹ cách mạng.

Theo một người dân địa phương, ở đây từng là nơi ẩn náu của cả một tiểu đội 12 người. Để ẩn náu được như vậy, các chiến sĩ đã dùng ván gỗ đóng thành bậc thang trong lòng cây và từ gốc đến ngọn.

Nét độc đáo tiếp theo là ngôi miếu đã nhuốm màu thời gian và mang lối kiến trúc đặc sắc ngay bên cạnh cây Thị hơn 600 năm tuổi.

Từ lối kiến trúc của miếu thờ, của bình phong, cách trang trí chim Phượng ở cửa ra vào cũng như cách thờ tự, người ta nhận định rằng đây là miếu thờ Thánh Mẫu PoNagar của người Chăm đã được Việt hóa. Đến nay, việc cúng tế tại miếu vẫn được duy trì và diễn ra vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm – cũng là ngày xuân tế của làng.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận tại địa điểm Miếu Cây Thị - chính giữa làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế:

 

Đã hơn 600 năm tuổi nhưng cây Thị vẫn mang trong mình sức sống mãnh liệt với tán lá sum suê.
Đã hơn 600 năm tuổi nhưng cây Thị vẫn mang trong mình sức sống mãnh liệt với tán lá sum suê.

 

Gốc cây phải nhiều người ôm mới xuể.
Gốc cây phải nhiều người ôm mới xuể.

 

Phần thân cây bị rỗng và nhiều người vẫn nói rằng, đây chính là nơi ẩn náu của nhiều cán bộ chiến sỹ cách mạng.
Phần thân cây bị rỗng và nhiều người vẫn nói rằng, đây chính là nơi ẩn náu của nhiều cán bộ chiến sỹ cách mạng.

 

Một góc khác của thân cây Thị hơn 600 năm tuổi.
Một góc khác của thân cây Thị hơn 600 năm tuổi.

  

Miếu thờ được phụng lập ngay bên cạnh cây Thị.
Miếu thờ được phụng lập ngay bên cạnh cây Thị.

 

Người ta nhận định rằng đây là miếu thờ Thánh Mẫu PoNagar của người Chăm đã được Việt hóa.
Người ta nhận định rằng đây là miếu thờ Thánh Mẫu PoNagar của người Chăm đã được Việt hóa.

 

Lối vào Miếu Cây Thị.
Lối vào Miếu Cây Thị.

 

Tấm bình phong dựng trước Miếu Cây Thị.
Tấm bình phong dựng trước Miếu Cây Thị.

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
Top