"Biển người" ở Hà Nội đổ ra đường đêm Trung thu: Quá chủ quan, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh
Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội từ 6h ngày 21/9, tức rằm tháng Tám, hay còn gọi là Tết Trung Thu. Người dân đổ ra đường đông như hội, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội đạt được kết quả đáng khích lệ.
Số người mắc giảm dần, khu vực nóng nhất là quận Thanh Xuân cũng được chính quyền kiểm soát dịch khá tốt.
Nhưng nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Thủ đô vẫn còn hiện hữu. Ngay sau khi thành phố có chủ trương phân vùng để kiểm soát dịch bệnh thì tại quận Long Biên đã phát sinh một ổ dịch mới. Một cụ bà trên 80 tuổi phát hiện dương tính với Covid-19 sau khi đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Ngay lập tức khu vực tổ 4 phố Kim Quan, phương Việt Hưng, quận Long Biên đã bị các lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa, khoanh vùng và truy vết các ca F0 và F1.
Đến nay, con số dương tính với Covid-19 tại ổ dịch phố Kim Quan này đã là 12 người, một số F1 không nằm ở đây nhưng đã có tiếp xúc với F0 cũng đã dương tính. Con số người mắc sẽ không dừng lại ở đây mà rất có thể tăng lên trong thời gian tới.
Mục tiêu sống chung với Covid-19 không phải bàn đến nữa, vì "chúng ta không thể cứ giãn cách xã hội mãi được", nhưng để sống chung được với Covid-19, thì phải tiêm đủ vắc xin mũi thứ 2 cho 70% người dân.
Hà Nội vừa qua đã tiến hành đợt tiêm vắc xin mũi 1 cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi, theo như báo cáo là con số đạt rất cao. Nhưng theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, số người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin mũi 2 mới đạt khoảng 12%. Trong khi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tiêu chí là hơn 70% dân số được tiêm mũi 1 và bằng hoặc hơn 20% dân số được tiêm mũi 2 mới đạt sự miễn dịch cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Phong cũng thẳng thắn nhìn nhận, nguy cơ dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn ngay trong địa bàn thành phố và từ các nguồn bên ngoài xâm nhập vào.
Tối muộn ngày 20/9 Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.
Nội dung của Chỉ thị số 22 nêu rõ: Các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung không quá 20 người trong 1 phòng (trường hợp hội họp đông người thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và phải đảm bảo thực hiện giãn cách tối thiểu, các biện pháp phòng chống dịch); không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
Nhưng đêm qua (đêm Trung thu), tại khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, người dân đổ về đây rất đông khiến cho giao thông có hiện tượng ùn tắc. Trước tình trạng người dân đổ ra đường đông như vậy, nhiều người đặt câu hỏi: Người dân Thủ đô quá tin tưởng vào công tác phòng chống dịch bệnh của thành phố? Nguy cơ bùng phát dịch bệnh không quay trở lại?
Nhiều người còn cho rằng, chính quyền quyết định nới lỏng giãn cách thì nên để qua đêm Trung thu mới thực hiện thì sẽ tránh được việc người dân đi chơi, tụ tập đông người.
PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng, người dân đã quá chủ quan trong phòng chống dịch bệnh khi vẫn đi chơi Trung thu rất đông, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Hà Nội hiện nay vẫn còn nguy cơ dịch Covid-19, chính quyền thành phố nới lỏng nhưng ý thức người dân lại không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.
"Hiện dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội đã cơ bản được kiểm soát. Những ngày qua, số ca bệnh trong cộng đồng liên tục giảm, có ngày xuống 1 con số. Đây là tín hiệu mừng. Tuy nhiên, TP Hà Nội cũng phải hết sức thận trọng vì dịch bệnh một số tỉnh vẫn phức tạp. Hà Nội nới lỏng giãn cách là đúng đắn, tuy nhiên sau một thời gian dài giãn cách người dân có tâm lý "muốn ra đường", do vậy, cần hết sức chú ý. Do tình hình dịch của thành phố vẫn phức tạp, chưa thể khẳng định hết các ca trong cộng đồng.
Lúc này, chúng ta không nên chủ quan. Càng lúc này, người dân càng phải nâng cao ý thức, nâng cao cảnh giác. Người dân cứ chủ quan lơ là thì dịch bệnh lại bùng lên. Ví dụ như đêm qua trong số những người đi chơi Trung thu đó có những ca F0 trong cộng đồng thì rất nguy cơ rất cao. Nếu người dân không ý thức phòng dịch thì lúc đó mọi nỗ lực lại phải làm từ đầu, lại giãn cách, phong toả…", PGS-TS Trần Đắc Phu nêu vấn đề.
PGS-TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh thêm: "Thời điểm này càng cần cảnh giác cao độ vì các hoạt động phòng bệnh của người dân không được kiểm soát một cách nghiêm ngặt như trong thời điểm giãn cách".
Ảnh hưởng của dịch bệnh đối với nền kinh tế và cuộc sống của nhân dân là rất lớn, sống chung với dịch Covid-19 đã được xác định. Nhưng khi chưa có những điều kiện cần và đủ thì chính quyền Hà Nội cũng nên có biện pháp kiểm soát việc nới lỏng giãn cách xã hội, làm sao vừa phát triển sản xuất, vừa bảo vệ an toàn tính mạng của nhân dân.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).