Lời dạy của Bác Hồ đối với những học viên đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đã trở thành “Kim chỉ nam” cho Báo chí Cách mạng sau này.
Tôi may mắn được đến xóm Bờ Rạ (Tân Thái, Đại Từ-Thái Nguyên) một địa danh đã đi vào lịch sử đối với những người làm báo Cách mạng Việt Nam, bởi nơi đây hơn 70 năm về trước Tổng bộ Việt Minh đã mở Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đầu tiên cho những người làm báo Cách mạng. Lời dạy của Bác Hồ đối với những học viên nơi đây đã trở thành “Kim chỉ nam” cho báo chí Cách mạng sau này.
Ký ức của người học viên lớp học dạy làm báo
Trong buổi lễ Kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp cùng Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức ngày 4/4/2019 ngay tại xóm Bờ Rạ, địa danh của hơn 70 năm về trước Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được tổ chức tại đây.
Tôi rất ấn tượng đến câu chuyện của một nhà báo lão thành, một trong số 42 học viên đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đó là nhà báo lão thành Lý Thị Trung.
Bà Trung cho biết, bản thân vốn không phải là một người viết báo, không làm việc tại một tòa soạn nào trước khi về đây học, bà chỉ là một người tham gia đoàn tuyên truyền đi diễn thuyết, vận động nhân dân ủng hộ kháng chiến, dạy văn hóa, giúp đỡ các gia đình tản cư. Bà cùng đoàn tuyên truyền đã cho ra một tờ báo 24 trang viết bằng tay, vì là thành viên năng nổ trong đoàn nên bà cũng tham gia viết văn, làm thơ, viết tin đăng báo.
“Khi ấy đồng chí Hoàng Ngân, đang là Bí thư Trung ương Đoàn Phụ nữ cứu quốc Việt Nam (nay là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) đọc tờ báo viết tay và khen ngợi đoàn tuyên truyền của chúng tôi lắm... Bẵng đi cho đến năm 1949, đồng chí Xuân Thủy chuẩn bị mở một lớp dạy viết báo, và chính đồng chí Hoàng Ngân, dù chẳng biết cũng chưa từng gặp tôi bao giờ, đã nhớ ra trong đoàn tuyên truyền có một người phụ nữ viết báo rất hay nên chỉ định tôi đi học” - nhà báo Lý Thị Trung nhớ lại cơ duyên đến với lớp học này.
Nhà báo Lý thị Trung cho biết, tham gia lớp học viết báo ngày ấy đều là những nhà báo nổi tiếng sau này như: Nhà báo Trần Kiên, Hiền Nam (Báo Độc lập), Ngô Tùng (Báo Lao động), Mai Hồ (Báo Quân du kích), Nông Việt Liêm (Báo Độc lập ở Cao Bằng), Mai Thanh Hải (Báo Cứu quốc)... Lớp học chỉ diễn ra trong 3 tháng (từ tháng 4-1949 thì đến tháng 7-1949) là bế giảng. Giảng viên được mời đến giảng dạy đều là những nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất như các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Xuân Thủy, Hoàng Quốc Việt...
Là nhà báo - học viên duy nhất của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với nền Báo chí Cách mạng Việt Nam. Bởi lẽ, sau 70 năm với rất nhiều nỗ lực của Hội Nhà báo Việt Nam, sự giúp đỡ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng như các ngành, đơn vị và nhân dân vùng di tích, các học viên, các nhà nghiên cứu lịch sử, địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã chính thức được xếp hạng là Di tích lịch sử quốc gia. Nhà báo Lý Thị Trung chia sẻ.
Lời Bác dạy là “Kim chỉ nam” cho Báo chí Cách mạng
Nhìn lại bút tích được trưng bày tại buổi Lễ kỷ niệm 70 năm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, tôi thấy được tầm nhìn của nhà lãnh đạo thiên tài, kiệt xuất, danh nhân văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với vai trò quan trọng của người làm báo, trong công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Mặt trận Việt Minh.
Chỉ trong thời gian 3 tháng học tập, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần gửi thư cho các học viên. Người biểu dương và nhắc 4 điểm chính về nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích, đối tượng của mỗi tờ báo, mục tiêu của báo chí. Người nhân mạnh: Muốn viết báo thì cần: “1-Gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực. 2- Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài và học kinh nghiệm của người. 3-Khi viết xong một bài báo tự mình phải xem lại ba, bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn là đưa nhờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu. 4-Luôn gắng học hỏi, luôn cầu tiến bộ”.
Những lời căn dặn của Người đã trở thành cẩm nang cho những học viên đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng và cho người làm báo Cách mạng, là giáo trình của mọi giáo trình sau này.
Không chỉ có Bác Hồ, mà Tổng Bí thư Trường Chinh cũng đã viết trong cuốn sổ ghi cảm tưởng về lớp học ngày 22/6/1949: “Khóa thứ nhất Trường Huỳnh Thúc Kháng này là một thí nghiệm hay. Tôi tin rằng sau khi rút tỉa kinh nghiệm của khóa này, Tổng bộ Việt Minh sẽ thành công hơn trong việc đào tạo cán bộ chiến đấu với quân thù bằng ngòi bút và hướng dẫn dư luận quốc dân”.
Như lời của Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu: Từ dấu son đầu tiên của sự nghiệp đào tạo báo chí tại Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là điển hình của cách dạy và học nghiêm túc dù trong hoàn cảnh kháng chiến vô cùng khó khăn. 42 học viên và 29 giảng viên thực sự là hạt nhân của báo chí cách mạng; họ đã góp phần to lớn làm nên những trang sử vẻ vang của báo chí nước nhà trong suốt 70 năm qua... Từ dấu son này, đến nay, chúng ta đã có hơn 10 cơ sở đào tạo báo chí trình độ đại học, trên đại học, hơn 900 cơ quan báo chí và 50 nghìn người làm báo.
Hơn 70 năm đã qua đi nhưng những gì mà Bác Hồ và Tổng bộ Việt Minh cùng các học viên đầu tiên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng xây dựng cho đến ngày hôm nay, chúng ta đã có một đội ngũ những người làm báo hùng hậu trên khắp mọi miền của Đất nước, thế hệ sau tiếp bước thế hệ đi trước, phát huy những thành tựu của các nhà báo lão thành, xây dựng nên một nền báo chí Cách mạng. Vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi người làm báo là một chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thì địch, đang hàng ngày, hàng giờ chống phá Cách mạng nước ta.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Sáng 22/11, Thị ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thị xã Duy Tiên long trọng tổ chức Kỷ niệm 555 năm danh xưng Duy Tiên (1469 - 2024) và 95 năm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Duy Tiên (11/1929 - 11/2024).
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.