Các tỉnh miền Trung gấp rút chuẩn bị cho năm học mới
Còn khoảng 10 ngày nữa là đến ngày Khai giảng năm học 2018 - 2019 trên toàn quốc, tuy nhiên một số cấp học đã được triển khai học chính khóa ngay từ cuối tháng 8. Hiện, công tác chuẩn bị khai giảng năm học mới đang được gấp rút triển khai...
Nghệ An: Siết chặt các khoản thu - chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh
Đó là một trong những nội dung về việc thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2018-2019 do Sở Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành.
Theo đó, trong năm học này, Sở Giáo dục - Đào tạo Nghệ An yêu cầu các đơn vị thực hiện các khoản thu chi trên tinh thần đảm bảo nguyên tắc thu đúng nội dung, định mức theo quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, thu nhập trên từng địa bàn, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích và có hiệu quả. Không được chi sai mục đích các khoản thu từ các khoản đóng góp của phụ huynh, học sinh.
Bên cạnh đó, Sở cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục không thu gộp các khoản thu và đóng góp vào đầu năm học để giảm bớt khó khăn cho người học và cha mẹ người học. Các khoản thu không được tính trích phần trăm chi trả công thu tiền.
Liên quan đến công tác thu chi đầu năm, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra các phần thu thực hiện theo quy định và phần thu thỏa thuận. Cụ thể, phần theo quy định gồm có học phí, tiền trông giữ xe học sinh phổ thông, tiền bảo hiểm y tế học sinh, kinh phí hoạt động của tổ chức hội, đoàn thể trong nhà trường.
Các khoản đóng góp thỏa thuận bao gồm tiền dạy thêm, học thêm, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ vào các ngày nghỉ trong các trường mầm non công lập, hoạt động giáo dục nghề phổ thông, tổ chức bán trú trong các trường mầm non, tiểu học công lập và tiền nước uống của học sinh.
Liên quan đến công tác thu chi trong năm học 2018 – 2019, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu việc thu kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải thực hiện đúng theo Điều 10, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Nếu có nguồn tài trợ hợp pháp khác thì chỉ được thực hiện chi: Tổ chức các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; giúp đỡ học sinh yếu kém, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra, kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh không được sử dụng chi sang mục đích khác như: Chi bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở không được thu tiền đóng góp của phụ huynh học sinh để thực hiện các nội dung như: Tiền lao động, vệ sinh trường lớp; bảo hiểm thân thể; may đồ đồng phục cho học sinh; mua hộ các loại đồ dùng, đồ chơi, học liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, vở, đồ dùng học tập của học sinh...
Hà Tĩnh: Nhập 60 ngàn bản sách/ngày, học sinh Hà Tĩnh bớt nỗi lo thiếu sách
Những ngày này, trung bình mỗi ngày có 1 chuyến xe với khoảng 60 ngàn bản sách giáo khoa, sách bổ trợ đang được vận chuyển về Hà Tĩnh. Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Hà Tĩnh đang nỗ lực kết nối với nhà cung ứng để khẩn trương khắc phục tình trạng thiếu sách giáo khoa.
Được biết năm học này, Công ty CP Sách và Thiết bị trường học Hà Tĩnh đã đặt gần 3 triệu bản, đạt 103% kế hoạch so với cùng kỳ nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Với mục tiêu không để học sinh Hà Tĩnh thiếu sách, những ngày qua công ty đã cố gắng liên lạc và được nhà xuất bản đặc biệt ưu tiên, cung ứng kịp thời đủ nguồn sách.
Quảng Bình: Sở GD-ĐT lưu ý việc thực hiện các khoản thu, chi phải rõ ràng
Theo kế hoạch năm học 2018-2019 của Sở Giáo dục - Đào tạo, từ ngày 27-8-2018, học sinh toàn tỉnh bắt đầu học chương trình học kỳ I năm học 2018-2019.
Để chuẩn bị chu đáo cho ngày khai giảng năm học mới 5-9, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trường học quán triệt sâu sắc đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các chỉ thị của Bộ trưởng, của Chủ tịch UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019.
Đồng thời, yêu cầu các phòng GD-ĐT tổ chức tổng kết năm học 2017-2018, triển khai nhiệm vụ năm học 2018-2019; chỉ đạo, kiểm tra công tác chuẩn bị cho năm học mới và ngày khai giảng của các cơ sở giáo dục trên địa bàn, lưu ý các đơn vị trường học ở vùng rẻo cao, bãi ngang, vùng còn nhiều khó khăn.
Theo đó, các đơn vị trường học trực thuộc sở hiện cũng đang tập trung tổ chức đợt sinh hoạt trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên để đánh giá những kết quả đạt được trong năm học qua, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ; tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động và phong trào thi đua đang được toàn ngành tập trung chỉ đạo, trong đó chú trọng đến các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy học.
Ngay sau ngày tựu trường, các trường học đã tổ chức ôn tập, thi lại cho học sinh; rà soát tuyển sinh đầu cấp theo kế hoạch, quy chế, quy định và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục; quan tâm đặc biệt đến những học sinh tiểu học, THCS, học sinh dân tộc thiểu số có nguy cơ bỏ học để vận động đến trường. Các đơn vị cũng tích cực tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất trường học; tu sửa, vệ sinh phong quang trường lớp, củng cố thư viện, phòng thí nghiệm thực hành, phòng học bộ môn, phòng chức năng. Đồng thời, tiếp tục tổ chức phát động quyên góp quần áo, sách vở, kinh phí cho học sinh vùng khó khăn; quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh là con các đối tượng chính sách, học sinh khuyết tật, bảo đảm cho các em được hưởng đầy đủ chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.
Sở GD-ĐT cũng đặc biệt lưu ý việc thực hiện các khoản thu, chi trong nhà trường phải rõ ràng, minh bạch, đúng qui định, không để xảy ra tình trạng thu sai dưới mọi hình thức trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế: Không để tình trạng thiếu sách giáo khoa lớp 1 kéo dài
Toàn tỉnh có 21.000 học sinh vào lớp 1 năm học 2018 - 2019, tăng gần 5.000 em so với năm học trước. Tình trạng này dẫn đến việc thiếu sách giáo khoa cục bộ, tập trung chủ yếu ở TP. Huế, nơi tăng trên 700 học sinh vàNăm nay, tình trạng thiếu sách đầu cấp nhiều hơn mọi năm. Tại nhà sách Fanasha Huế, phụ huynh nháo nhác tìm mua sách, nhưng không có nhiều người mua nguyên bộ, chủ yếu tìm mua vở tập viết và công nghệ giáo dục. Ông Mai Thiện Văn, cửa hàng trưởng Nhà sách Fahasa Huế, cho biết: “Năm nay, các nhà xuất bản phát hành sách giáo khoa chậm, cách đây hơn 10 ngày mới có mặt trên thị trường. Sách tiếng Việt công nghệ và phát hành không đồng bộ, cứ đưa ra thị trường rải rác tập 1, tập 2 và tập 3 nên phụ huynh khá vất vả trong việc mua sách đủ bộ cho con”. Cách đây hai ngày, khi một số quầy sách ở đường Lý Thường Kiệt (TP. Huế) treo bảng đã có sách giáo khoa lớp 1, phụ huynh chen chúc đến mua và số sách được bán rất nhanh.
Có ý kiến nhận định, từ năm học 2019-2020, học sinh lớp 1 sẽ học sách giáo khoa mới nên các nhà xuất bản chỉ in sách cầm chừng và các nhà sách cũng không dám nhập hàng nhiều vì sợ tồn đọng. Số học sinh lớp 1 tăng 5.000 em, trong khi nhà xuất bản chưa nhanh nhạy trong việc “nối máy” với Sở Giáo dục và Đào tạo để nắm tình hình, cung ứng sách giáo khoa cho học sinh.
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, tình trạng thiếu sách giáo khoa chỉ mang tính cục bộ, hầu hết phụ huynh đã mua sách giáo khoa chuẩn bị khai giảng năm học mới. Hiện, còn khoảng trên 100 bộ, tập trung chủ yếu ở TP. Huế, nơi tăng khoảng gần 700 học sinh lớp 1. Số học sinh ở nông thôn ít thiếu hơn vì phụ huynh không chủ quan, mua sách từ sớm, hơn nữa, các em dùng sách cũ nhiều hơn so với học sinh ở TP Huế. Tuy nhiên, số học sinh này lại thiếu những cuốn sách lẻ. Đặc biệt, ở huyện Phú Vang, nơi tăng gần 1.000 trẻ vào lớp 1, nhưng nhờ làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh ngay từ khi kết thúc năm học nên không xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa.
Ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Tiểu học thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố đang rà soát danh sách học sinh lớp 1 thiếu sách để kịp thời can thiệp. Các trường đều có tủ sách dự phòng và đã được đưa ra cho các em học. Sở Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với các nhà cung ứng sách, nhà xuất bản sách có liên quan để các cháu được cung cấp đủ sách trong thời gian sớm nhất. Các em có thể đăng ký mua sách giáo khoa tại trường để sở có phương án phân bổ kịp thời.
Hiện nay, không chỉ lớp 1 mà sách giáo khoa từ lớp 6 và lớp 10 đều thiếu bởi số lượng học sinh đầu cấp tăng hơn rất nhiều.
Năm học 2018 - 2019 Bộ Giáo dục & Đào Tạo đã đề ra 9 nhiệm vụ trọng tâm cho năm học đó là:
1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục
2. Sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên
3. Định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông
4. Xây dựng các định dạng đề thi theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học
6. Giao mạnh quyền tự chủ và trách nhiệm cho trường ĐH
7. Thúc đẩy hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo
8. Giải quyết dứt điểm thiếu nhà vệ sinh và nước sạch ở trường học
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.