Với tư cách Phó hòng Nông nghiệp huyện, ông Tuấn dùng súng giả dọa người dân là không chuẩn mực, thậm chí có nguy cơ gây hiểu nhầm dẫn đến hậu quả.
Chiều 17/3, tại khu vực hồ thủy lợi Xoài Sết trên địa bàn huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) xảy ra vụ việc Phó phòng Nông nghiệp-Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn rút súng đe dọa người dân, ngăn người dân không được vào câu cá ở khu vực hồ thủy lợi này. Vụ việc đã được người dân quay lại và tung lên mạng vào sáng 18/3.
Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang sau đó đã xác nhận vụ việc và cho biết, người rút súng ra dọa người dân là ông Mai Thanh Tuấn - Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn, kiêm Trưởng trạm thủy lợi huyện Tri Tôn. Ông Trần Anh Thư cũng khẳng định, ngành Nông nghiệp không trang bị súng cho ông Tuấn.
Đại tá Nguyễn Trường Viễn, Trưởng Công an huyện Tri Tôn (An Giang) cho biết, trong ngày xảy ra vụ việc, ông Tuấn đã đến Công an huyện giao nộp khẩu súng dùng dọa người dân.
Qua kiểm tra, xác định đây là súng đồ chơi bằng nhựa bắn bi nhựa (thuộc danh mục trò chơi nguy hiểm), chứ không phải là súng bắn đạn cao su (công cụ hỗ trợ). Khẩu súng này ông Tuấn mua ở một tiệm bán đồ chơi trẻ em ở TP Hồ Chí Minh.
Đại tá Viễn cũng cho biết, ông Tuấn giải thích việc mình dùng “súng” để ngăn chặn người dân vào câu cá ở khu vực hồ thủy lợi bởi đây là khu vực nguy hiểm.
Trao đổi thêm với luật sư Vũ Ngọc Chi (Đoàn luật sư TP Hà Nội), được biết căn cứ Nghị định 25/NĐ-CP ngày 05/04/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý và sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ .
Chương IV về Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ điều 19 có quy định các đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ. Căn cứ quy định này, vị Phó phòng Nông nghiệp huyện không được trang bị công cụ hỗ trợ.
Theo luật sư Vũ Ngọc Chi, việc người này mang một khẩu súng giả như vậy không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ở góc độ là người ít nhiều có chức vụ, thì nên hành xử sao cho đúng chuẩn mực, tránh gây hiểu nhầm trong nhiều tình huống, có thể gây thiệt hại cho người đối diện hoặc cho chính bản thân ông Tuấn.
Và nếu có những hậu quả xẩy ra sẽ là điều đáng tiếc cho cả hai bên. Ví như người đối diện vì quá sợ hãi trước hành động của ông Tuấn mà có những hành động không suy nghĩ gây ra hậu quả hoặc có phản ứng lại với người cầm súng giả mà gây hậu quả…
Trong vụ việc của ông Phó phòng Nông nghiệp huyện Tri Tôn, rất may không để lại hậu quả. Tuy nhiên, luật sư Vũ Ngọc Chi khuyến nghị, để ngăn chặn người dân không vào hồ thuỷ điện, có rất nhiều biện pháp khác mà không cần phải giơ súng để doạ.
Trong trường hợp này, việc lập các rào chắn, lắp đặt các biển cảnh báo về cấp độ nguy hiểm khi vào vùng hồ thuỷ điện, thậm chí có thể lắp camera và gắn chuông báo động để cảnh báo người dân khi vào vùng nguy hiểm, hay lập đội tuyên truyền đến người dân về sự nguy hiểm khi vào đập thuỷ điện… là cần thiết. Đây đều là những biện pháp hữu hiệu, mang lại hiệu quả nhiều hơn là việc đe doạ hoặc sử dụng các biện pháp răn đe khác./.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.