KTNT- Sau gần 3 năm thị trường địa ốc liên tục đi xuống, phân khúc căn hộ cao cấp được cho là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đến thời điểm này, dự án căn hộ cao cấp được đánh giá… “mười cây chết chín”. Doanh nghiệp và nhà đầu tư vẫn giẫm đạp lên nhau tháo chạy... Chuyên trang Landexpress.vn giới thiệu tới bạn đọc loạt bài, Căn hộ cao cấp và những cuộc Tháo chạy “vô tiền khoáng hậu”, mong cung cấp cho độc giả có cái nhìn toàn cảnh hơn về sự đi xuống phân khúc căn hộ cao cấp. Và, sự ảnh hưởng của phân khúc cao cấp đối với toàn thị trường BĐS nói chung.Bài 1: Tan những giấc mộng Đại gia Đã có một thời kỳ các doanh nghiệp chạy đua phát triển dự án chung cư cao cấp. Trong khi đó, nhà đầu tư cũng trở thành những “tín đồ”, lao đầu rót tiền vào các dự án cao cấp như những con thiêu thân. Đến khi thị trường gặp khó khăn về thanh khoản, rồi sự thực về nhu cầu ảo căn hộ cao cấp được phơi bày, cả doanh nghiệp và nhà đầu tư đều phải trả giá.Thị trường căn hộ cao cấp thoái trào từ khi nào?Bắt đầu từ n
Căn hộ cao cấp và những cuộc Tháo chạy “vô tiền khoáng hậu” |
Với những chương trình ưu đãi nối tiếp kéo dài, nhưng việc bán hàng ngày càng khó khăn. Vì thế, nhiều chủ đầu tư đã quyết định không tiếp tục bán hàng, cũng không triển khai dự án. Từ đó, thị trường bùng nổ những tranh chấp, khiếu nại, mà đa phần các tranh chấp này đều liên quan đến những dự án căn hộ cao cấp.
Trào lưu tháo chạy khỏi phân khúc căn hộ cao cấp của nhà đầu tư bắt đầu từ năm 2011. Bởi khách hàng mua căn hộ, chủ yếu nhằm mục đích đầu cơ lướt sóng không đủ kiên trì chờ đợi sự hồi phục của thị trường, cũng không có tiền để tiếp tục theo đuổi dự án.
Các cuộc tháo chạy trở nên quyết liệt, khiến phân khúc căn hộ cao cấp đi xuống nhanh hơn với sự tham gia của chính các chủ đầu tư. Và, khi thị trường được dự báo đã đến “đáy”, tưởng sẽ dần hồi phục, nhưng sự kiệt quệ về tài chính khiến nhà đầu tư vẫn tiếp tục tháo chạy không dừng.
Đại gia… vỡ nợ
Theo một thống kê các doanh nghiệp BĐS niêm yết trên sàn mới đây, hầu hết các doanh nghiệp đều rất khó khăn, với lượng hàng tồn kho lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng chưa được giải quyết.
Không ít doanh nghiệp khi thị trường đang sốt nóng, ôm đồm, cùng lúc thực hiện nhiều dự án BĐS hoành tráng. Việc thực hiện dự án lại chủ yếu bằng vốn vay và vốn huy động của khách hàng. Đến khi thị trường căn hộ cao cấp mất thanh khoản, doanh nghiệp đã cạn kiệt dòng tiền, không thể tiếp tục triển khai được tại bất kỳ dự án nào.
Doanh nghiệp và hàng nghìn nhà đầu tư đều "mắc cạn" tại dự án |
Ví dụ sinh động và cụ thể của doanh nghiệp có giấc mơ “hoành tráng”, rồi rơi xuống vực thẳm có thể kể đến trường hợp của CTCP Sông Đà Thăng Long (mã CK: STL). Việc STL tiến hành đầu tư cùng lúc hàng chục dự án (chủ yếu cao cấp), rồi lấy tiền dự án này thực hiện dự án kia. Đến khi thị trường BĐS đi xuống, doanh nghiệp này đã cạn kiệt dòng tiền, nợ ngân hàng lên đến hàng nghìn tỷ. Việc hoàn thiện khối nhà CT1 dự án Usilk City đã xong phần thô, hiện hoàn toàn do phía khách hàng kiểm soát.
Đối với các nhà đầu tư, việc phân khúc căn hộ cao cấp đóng băng quá nhanh, không kịp trở tay cắt lỗ, đã khiến nhiều nhà đầu tư từng trở thành “đại gia” vì đất phải trắng tay. Nhiều nhà đầu tư đến nay vẫn phải “ôm bom” hàng chục căn hộ cao cấp không có nhu cầu sử dụng, cũng không thể bán để thanh toán cho những khoản vay mua lướt sóng tưng bừng trước đó.
Khảo sát của phóng viên Landexpress.vn tại hàng loạt sàn giao dịch BĐS trên địa bàn Hà Nội trong suốt một tháng gần đây cho thấy phân khúc ăn hộ cao cấp tại nhiều dự án hầu như không có giao dịch thành công trong suốt hơn 1 năm qua. Thậm chí, nhiều cuộc mở bán căn hộ cao cấp tưng bừng diễn ra, với những chiêu khuyến mại hấp dẫn. Song, những cuộc mở bán như thế vẫn lặng lẽ kết thúc mà không có bất kỳ công bố kết quả nào.
Trên các trang tin rao vặt và tại các sàn giao dịch, hàng nghìn nhà đầu tư vẫn kiến trì “cắt lỗ” rao bán căn hộ. Hệ lụy của sự bùng lổ phân khúc căn hộ cao cấp vẫn còn kéo dài!
Bài 2. Nhà đầu tư khóc ròng cắt lỗ thoát khỏi nhà cao cấp.
Phương Phương |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.