Cần loại bỏ tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong đấu giá tài sản đất
rong Hội nghị trực tuyến về việc thảo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng được tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cần phải đấu giá tài sản đất công khai, minh bạch, tránh tình trạng “quân xanh.
Trong Hội nghị trực tuyến về việc thảo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng được tổ chức tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cần phải đấu giá tài sản đất công khai, minh bạch, tránh tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong vấn đề này.
Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến vấn đề phải tập trung tháo gỡ thể chế pháp luật, nhất là những thủ tục rườm rà, thái độ vô cảm, vô trách nhiệm của một số cơ quan, cá nhân làm chậm trễ quá trình đầu tư xây dựng. Vấn đề tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phát triển đầu tư xây dựng là một yêu cầu tất yếu, trong đó tháo gỡ, tạo mọi điều kiện cho đầu tư tư nhân, xã hội hóa nguồn lực, với yêu cầu làm theo quy hoạch, bảo đảm an toàn lao động, an toàn công trình.
Thủ tướng Chính phủ cũng nêu lên thực trạng của hệ thống thể chế chính sách, pháp luật còn chồng chéo với nhiều luật. Như hàng trăm Nghị định, Thông tư hướng dẫn, hơn 20.000 tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức hay sự phức tạp với hơn 45 thủ tục khác nhau trong khâu chuẩn bị đầu mục dự án đưa vào sử dụng, rồi sự không thống nhất giữa các bộ Luật. Một vấn đề nữa là tính kỷ luật hành chính còn lỏng lẻo khi không thực hiện đúng quy chế làm việc của Chính phủ, không thực hiện đúng chức năng thẩm định, đùn đẩy, tránh né trách nhiệm. Người dân, doanh nghiệp vướng mắc không được bộ, ngành, địa phương tháo gỡ, hướng dẫn thực hiện. Thậm chí, còn tình trạng “ngâm” hồ sơ rất lâu, nhất là đối với dự án đô thị, dự án xây dựng, dự án bất động sản (BĐS).
Để giải quyết vấn đề này, các thể chế pháp luật thuộc thẩm quyền Quốc hội thì cần được nghiên cứu, sớm trình Quốc hội. Đối với các Nghị định, Thông tư, những quy định do Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương ban hành thì cần sửa ngay, để tạo điều kiện cho phát triển, “nhất là sửa tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp của tất cả cán bộ, công chức”.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhắc đến những tồn tại nổi cộm khác như hiện tượng lãng phí trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước còn lớn. Lãng phí trong khâu phê duyệt dự án như chuẩn bị dự án chưa tốt, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư không sát thực tế, thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư. Nhiều trường hợp, do yêu cầu của các cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, chủ đầu tư phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ nhiều lần, phải liên hệ giao dịch với nhiều cơ quan khác nhau, nên mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí của chủ đầu tư.
Một vấn đề khác cũng được nêu ra tại hội nghị, cần loại bỏ tình trạng “quân xanh, quân đỏ” trong việc đấu giá tài sản là đất đai, trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng. “Tình trạng chọn nhà thầu tùy tiện, đất mà tự giao nhà đầu tư làm thì thất thoát lớn. Cần phải chấn chỉnh ngay, không được bán chỉ định, không được quân xanh, quân đỏ, phải dẹp ngay tình trạng này”, Thủ tướng yêu cầu.
Bên cạnh đó, tình trạng không phân cấp triệt để, tình trạng thiếu quy hoạch chi tiết dẫn tới xin - cho còn diễn ra trong các dự án đầu tư xây dựng mà chúng ta cần khắc phục.
Cùng vấn đề về việc minh bạch, công khai trong đấu giá tài sản là đất đai, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu, cho rằng cần phát huy nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường BĐS minh bạch, lành mạnh, bền vững, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Thực hiện hiệu quả cơ chế đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư.
Cụ thể, cần thực hiện hiệu quả cơ chế đấu giá đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư, đặc biệt là khi thực hiện Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài sản công, để đạt hiệu quả tốt nhất. Minh chứng như tại TP. Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến tháng 3/2017, đã tổ chức đấu giá thành công 215 cuộc, với giá khởi điểm là 3.211,8 tỷ đồng, giá trúng đấu giá là 4.467,9 tỷ đồng, chênh lệch 1.256 tỷ đồng, tăng 1,39 lần so với giá khởi điểm.
Chỉ riêng cuộc đấu giá mặt bằng 23 Lê Duẩn, quận 1, giá khởi điểm là 550 tỷ đồng, giá trúng đấu giá là 1.460 tỷ đồng, chênh lệch 910 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với giá khởi điểm. Do đó, để đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 “Về đầu tư theo hình thức đối tác công tư”, để thực hiện khoản 8 Điều 7 Nghị định 167/2017/NĐ-CP về "Sử dụng nhà, đất để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao, để xã hội hóa đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia./.
Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.
The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.
Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho phát triển du lịch, dịch vụ.