Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 2 năm 2020 | 0:40

Cần xử lý cán bộ nếu để công trình không phép, xâm hại tới khu di tích

Thời gian qua, các cơ quan báo chí, truyền thông đã phán ánh rất nhiều về vấn đề xây dựng không phép, vi phạm luật bảo vệ di tích, danh thắng. Nhưng dường như, cơ quan chức năng đã không thực sự vào cuộc khiến cho tình trạng xâm hại ngày càng phổ biến…

Đơn cử như vụ việc diễn ra tại khu danh thắng Tràng An (Ninh Bình) hiện có hàng chục điểm vi phạm khác nằm trong vùng lõi, vùng đệm. Mặc dù các công trình vi phạm này đã bị chính quyền địa phương xử phạt, tuy nhiên những hạng mục công trình vẫn được chủ đầu tư tiến hành hoàn thiện.
 
Cụ thể, tại thôn Khả Lương, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện hàng chục ngôi nhà xây dựng theo hình thức homestay (dịch vụ lưu trú tại nhà dân) không có giấy phép. Cụm công trình này phần lớn nằm trong vùng lõi và vùng đệm của quần thể di sản thiên nhiên thế giới Tràng An. Trong khi, đây là khu vực cấm xây dựng khi chưa có cơ quan thẩm quyền phê duyệt.
 
Ngày 24/5/2019, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư đã ký quyết định xử phạt ông Nguyễn Văn Tư, chủ đầu tư cụm công trình, 20 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi xử phạt, chủ đầu tư vẫn tiếp tục xây dựng và hoàn thiện công trình.
 
Sau khi báo chí phản ánh, ngày 1/12/2019, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình có công văn gửi UBND huyện Hoa Lư về việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng, quản lý, sử dụng đất đai trong phạm vi quần thể danh thắng Tràng An. Văn bản này liệt kê hàng chục điểm vi phạm xây dựng không có giấy phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng sai nội dung giấy phép được cấp và lấn chiếm đất trong khu di sản.
công-trình-vi-phạm-vùng-lõi-danh-thắng-tràng-an-tại-thôn-khả-lương.jpg
Công trình vi phạm vùng lõi danh thắng Tràng An tại thôn Khả Lương (Ảnh: LONG VÂN - BÁO TIỀN PHONG).
Cơ quan chức năng nêu rõ, qua kiểm tra phát hiện 3 trường hợp vi phạm mới tại các xã Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Xuân và 7 trường hợp đã lập biên bản kiến nghị UBND huyện Hoa Lư xử lý. Theo đó, tại xã Ninh Hải có 2 trường hợp, xã Ninh Hòa 1 trường hợp, xã Ninh Xuân 1 trường hợp, xã Ninh Thắng 1 trường hợp, xã Trường Yên 2 trường hợp. Đồng thời nhấn mạnh, UBND huyện Hoa Lư đã có nhiều văn bản yêu cầu UBND các xã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định xử phạt đối với các trường hợp vi phạm đã được kiểm tra phát hiện.
 
Tuy nhiên, các tổ chức cá nhân vi phạm vẫn cố tình tiếp tục vi phạm, ảnh hưởng đến công tác quản lý trật tự xây dựng, sử dụng đất trong khu di sản. Văn bản cũng yêu cầu UBND huyện Hoa Lư chỉ đạo các xã có biện pháp xử lý để các hộ vi phạm dừng hoạt động xây dựng, tháo dỡ các công trình sai phạm, hoàn trả mặt bằng, cảnh quan.
 
Con voi “chui lọt lỗ kim”!?
 
Ở một khu du lịch khác nằm trên địa bàn Thành phố Đà Lạt, dư luận tỏ ra bất ngờ khi xuất hiện 1 công trình cầu đáy kính được xây dựng giữa KDL kép Thung lũng Tình yêu và Đồi Mộng mơ (đường Mai Anh Đào, phường 8, TP. Đà Lạt) lẫn trong đồi thông, khiến nhiều cây thông phải "ra đi".
 
Đáng nói, qua làm việc với cơ quan chức năng địa phương, dư luận, báo chí càng bất ngờ hơn khi công trình này được chủ đầu tư tự ý xây dựng khi chưa được cấp phép.
 
Khi bị phát hiện, toàn bộ công trình cầu đáy kính 7D này, với các mố neo cao 10m; hai trụ đỡ cao 20 và 28m, nhà chờ rộng 8m, dài 20m, cao 4m... đã gần hoàn tất các công đoạn và phần cầu chỉ còn chờ lắp kính!
 
Được biết, chủ đầu tư công trình là Công ty CP du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng (trụ sở chính tại số 5-7 đường Mai Anh Đào, phường 8, TP Đà Lạt) và Công ty CP 26/3 Hoà Bình là đối tác đầu tư.
 
Công ty CP Thành Thành Công do ông Trần Mến làm Giám đốc, đại diện pháp luật. Ông Mến từng làm Giám đốc tại KDL Đồi Mộng mơ, sau sát nhập với KDL Thung lũng Tình yêu liền kề. Doanh nghiệp này là thành viên Công ty TTC World - kinh doanh đa ngành nghề.
cầu-đáy-kính-không-phép1.jpg
Cầu đáy kính không phép "mọc" giữa khu du lịch danh thắng Quốc gia Thung lũng Tình yêu (Ảnh: Ngọc Hà - Công an TP HCM).
Chủ tịch UBND phường 8 - nơi xuất hiện cây cầu này, cho biết, họ che kín bạt trong KDL, làm lúc nào không ai biết. Ngay khi bị phát hiện, lãnh đạo chính quyền địa phương đã chỉ đạo buộc dừng thi công.
 
Liên quan đến công trình không phép trên, ngày 9-1-2020, cơ quan chức năng TP. Đà Lạt còn phát hiện chủ đầu tư đã có hành vi phá rừng trái phép, tự ý cho chặt hạ 6 cây thông ba lá có đường kính từ 20 đến 35cm, cao 10m, trên diện tích 270m2 rừng phòng hộ. Toàn bộ số thông mà chủ đầu tư cho đốn hạ đã bị tiêu hủy khi các ngành chức năng tiến hành kiểm tra.
 
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn sử dụng 27 lao động "chui" người Trung Quốc, do chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
 
Cụ thể, Phòng Việc làm - An toàn lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội (Sở LĐ-TB&XH) Lâm Đồng cho biết, tháng 10-2019, Công ty Thành Thành Công xin phép cho một số lao động người Trung Quốc đến làm việc tại công trình trên. Sở có hướng dẫn cho doanh nghiệp những thủ tục cần thiết để được cấp phép, tuy nhiên sau đó không thấy công ty này nộp hồ sơ.
 
Việc Công ty Thành Thành Công bỏ qua, không chấp hành hướng dẫn, quy định của Sở LĐ-TB&XH về sử dụng lao động; lén lút xây cầu đáy kính quy mô, tại KDL nổi tiếng, được công nhận là KDL danh thắng Quốc gia là coi thường kỷ cương pháp luật, xâm hại danh thắng, coi nhẹ vai trò quản lý của nhà nước tại địa phương.
 
Ngày 15-1-2020, UBND TP. Đà Lạt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu đồng đối với Công ty CP du lịch Thành Thành Công Lâm Đồng do thi công cây cầu kính không có giấy phép kể trên, vì vi phạm quy định trong hoạt động xây dựng, khai thác, chế biến, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kĩ thuật, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
cầu-đáy-kính-không-phép.jpg
Toàn cảnh cây cầu đáy không phép (Ảnh: Ngọc Hà - Công an TP HCM).
Theo quyết định xử phạt, Công ty CP Thành Thành Công Lâm Đồng phải ngừng thi công công trình và lập thủ tục đề nghị cấp phép xây dựng theo quy định. Trường hợp cơ quan chức năng từ chối cấp giấp phép xây dựng, doanh nghiệp phải tháo dỡ công trình. Nếu được cấp phép, chỉ được giữ lại phần công trình phù hợp thiết kế được duyệt.
 
Thời điểm này, một lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị đã có công văn giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động xây dựng liên quan đến công trình cầu đáy kính này.
 
Ngày 20-1, Văn phòng Sở Xây dựng khẳng định: Chưa cấp phép xây dựng cho dự án của Công ty TTC World. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết, dự án này mới có chủ trương, chưa hoàn thiện đầy đủ thủ tục và khẳng định, chủ đầu tư đang xây dựng trái phép.
 
Để chùa "triệu đô" xây lấn di tích, 4 cán bộ xã bị kỷ luật
 
4 cán bộ xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã phải chịu kỷ luật cảnh cáo và khiển trách vì thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ di tích.
 
Ngày 3/2, ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An) cho biết, huyện đã lập Hội đồng và quyết định kỷ luật cảnh cáo 3 cán bộ, khiển trách 1 cán bộ xã Thanh Yên do để chùa không phép xây dựng lấn chiếm Di tích lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật quốc gia Đền Hữu.
 
Theo lãnh đạo huyện Thanh Chương, sau khi họp hội đồng kỷ luật, huyện đã thống nhất kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Nguyễn Văn Dũng - cán bộ địa chính; ông Lê Hồng Long - Bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch UBND xã; ông Nguyễn Cảnh Điền - Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Yên. Ngoài ra, ông Bùi Trung Thông - cán bộ văn hóa xã Thanh Yên bị kỷ luật nhẹ hơn với mức khiển trách.
khu-vực-xây-chùa-xâm-lấn-đất-khu-di-tích-quốc-gia-đền-hữu.jpg
Khu vực xây chùa xâm lấn đất Khu di tích quốc gia Đền Hữu (Ảnh: Văn Thanh - Báo giao thông).
Về các hạng mục Chùa Linh Sâm đã xây dựng xâm lấn di tích, huyện Thanh Chương vẫn đang chờ ý kiến từ UBND tỉnh Nghệ An và các sở, ban ngành về việc có buộc tháo dỡ hay không.
 
Trước đó, như báo chí đã phản ánh, trong khuôn viên đền Hữu, công trình chùa Linh Sâm bỗng nhiên xây dựng xâm lấn trái phép vi phạm luật Đất đai, Luật Di sản. Phía tây đền, một doanh nghiệp đã xây dựng phần thô 6 ngôi nhà và cổng tam quan chồng lấn lên phần đất khu vực cần bảo vệ của di tích. Về thủ tục pháp lý, công trình chùa Linh Sâm chưa đầy đủ theo quy định. Điều đáng nói, hơn 2 tháng xây dựng, xã Thanh Yên mới “phát hiện” và đình chỉ.
 
 
Hữu Thắng (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

    Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

  • The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5: Không gian sống lý tưởng cho gia đình trẻ

    The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.

  • Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Thanh Hóa vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

    Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Top