Nhiều ý kiến cho rằng, việc UBND thành phố Hà Giang (Hà Giang) cho phép xây dựng nhiều dự án tại phía bờ Tây sông Lô không chỉ vi phạm hành lang bảo vệ đê mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới dòng chảy sông Lô?!
Ngày 9/11/2016, bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang ban hành Quyết định 4590/QĐ-UBND chấp thuận cho ông Nguyễn Tiến Dũng làm chủ đầu tư Dự án Phát triển các dịch vụ kết hợp với trang trí tạo điểm nhấn mỹ quan đô thị công viên cây xanh trung tâm thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang.
Địa điểm thực hiện dự án: phía bờ Tây sông Lô, sát kè công viên trung tâm thành phố, thuộc phường Nguyễn Trãi (TP. Hà Giang); diện tích 1.522,6m2; tổng vốn đầu tư 5,6 tỷ đồng; thời gian hoạt động 50 năm; Dự án hoàn thiện, đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Dự án có quy mô, xây dựng bờ kè chắn đất, tạo mặt bằng đá; lắp 12 hộp ngủ kiểu đèn lồng hình lục giác; 1 hộp ngủ miễn phí; xây dựng sân, vườn hoa cây cảnh; lắp đặt 10 thiết chế vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng; xây dựng một số nhà chòi dịch vụ giải khát và 1 công trình vệ sinh công cộng.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang yêu cầu, hình thức kết cấu xây dựng các hạng mục công trình theo hướng kết cấu lắp ghép để thuận lợi cho việc tháo lắp di chuyển trong mùa mưa bão.
Ngày 10/11/2016, bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang ký tiếp 3 quyết định (QĐ 4608; QĐ 4609; QĐ 4610) đồng ý cho ông Hoàng Văn Dũng; bà Nguyễn Thị Lan và Trần Nhật Thu Trang đầu tư Dự án: Khu vui chơi giải trí thanh thiếu niên, kết hợp dịch vụ, trang trí tạo mỹ quan đô thị công viên trung tâm thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Hạng mục, nhà chòi dịch vụ số 1, bậc đá, bãi cát dọc bờ sông, thang sắt.
Cả 3 dự án đều nằm ở phía bờ Tây sông Lô, song song bờ kè công viên trung tâm thành phố, thuộc phường Nguyễn Trãi (TP. Hà Giang). Diện tích mỗi dự án là 1.400m2. Tổng mức đầu tư mỗi dự án là 1,433 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của mỗi công trình là 30 năm. Các công trình phải hoàn thành, đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
Cả 3 dự án đều có quy mô như nhau: Xây dựng bậc đá (bê tông) dọc theo mép nước sông Lô, đổ cát tạo mặt bằng phục vụ cho các hoạt động vui chơi của thanh, thiếu niên; xây dựng cầu thang sắt nằm bám dọc bờ kè đá công viên trung tâm, tạo lối lên xuống từ công viên xuống khu vui chơi thanh, thiếu niên; xây dựng nhà chòi dịch vụ kết cấu móng, trụ, dầm, sàn bằng bê tông cốt thép, vách xây gạch + khung nhôm kính, mái lợp tôn, xà gồ thép; cầu dẫn từ công viên sang nhà chòi dịch vụ bằng bê tông cốt thép.
Tuy nhiên, sau khi các công trình xây dựng xong và đi vào hoạt động, xuất hiện một số ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, UBND thành phố Hà Giang cho xây dụng các công trình nói trên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê sông Lô, quy định tại khoản 2, Điều 23, Luật Đê điều.
Ý kiến khác cho rằng, một công trình dự án xây dựng quá gần với hành lang an toàn cầu, có dấu hiệu vi phạm Điều 16, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ về giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống.
Để làm rõ có hay không việc UBND thành phố Hà Giang chấp thuận chủ chương đầu tư các dự án nói trên có vi phạm Luật Đê Điều, vi phạm Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ như phản ánh, phóng viên đã liên hệ làm việc với UBND thành phố Hà Giang.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Nguyện, Phó chánh văn phòng UBND TP. Hà Giang cho biết, các dự án nói trên đang bị Thanh tra tỉnh Hà Giang thanh tra. Kết quả đúng sai thế nào phải đợi kết luận của Thanh tra tỉnh.
Đề nghị, Thanh tra tỉnh Hà Giang sớm công bố kết luận thanh tra tại các dự án nói trên để người dân được biết và giám sát.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.