Cần xử lý nghiêm cơ sở sử dụng chất cấm vào thực phẩm
Sau một thời gian các lực lượng chức năng vào cuộc quyết liệt kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh sử dụng chất cấm trong bảo quản thực phẩm, tình trạng này có dấu hiệu thuyên giảm. Gần đây cơ quan chức năng lại phát hiện một số cơ sử dụng chất cấm này.
Những chất cấm được phát hiện: Hàn the, Trichlorfon, Phosphat... trong chế biến và bảo quản thực phẩm, khiến cho người tiêu dùng hoang mang.
Đã phát hiện cơ sở dùng chất cấm trong bảo quản thực phẩm
Theo thông tin từ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau đã phát hiện có ít nhất 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm là mặt hàng cá khô, thực phẩm ăn nhanh trên địa bàn có sản phẩm không đạt chất lượng.
Tại 2 cơ sở trên đường Phan Bội Châu (phường 7, TP. Cà Mau) phát hiện sản phẩm khô có chứa Natri Borat (hàn the) và Trichlorfon (một loại chất độc có trong thuốc trừ sâu)
Một cơ sở trên đường Bùi Thị Trường (khóm 6, phường 5, TP. Cà Mau).và phát hiện sản phẩm chả lụa, chả chiên có chứa chất Natri Benzoat, nhóm Phosphat (P2O2- chất dùng để tạo độ xốp, chống ăn mòn trong ngành công nghiệp)
Đáng lưu ý, cơ quan quản lý nhà nước đã nhiều lần gửi giấy mời yêu cầu các cơ sở đến làm việc. Tuy nhiên, thay vì chấp hành thì các cơ sở này lại “bặt vô âm tín”.
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cũng phát hiện nhiều mẫu cá được bán trong các chợ đầu mối trên địa bàn có tồn dư chất Trichlorfon. Đáng chú ý, có mẫu tồn dư Trichlorfon lên đến 5.88mg/kg, trong khi, giới hạn cho phép là 0.01mg/kg.
Dễ dàng mua hóa chất
Vào Google chỉ cần gõ cụm từ “phụ gia thực phẩm” hoặc “hóa chất thực phẩm” có thể dễ dàng đọc được các quảng cáo trên internet về những sản phẩm này. Danh mục hóa chất được liệt kê rất đa dạng: từ phụ gia cho thực phẩm chế biến, cho thực phẩm chay, cho nem giò chả đến phụ gia cho bánh kẹo kem nước giải khát, phụ gia cho các loại gia vị như nước mắm, nước tương, tương ớt, cho rau củ quả trái cây… đến các loại chất bảo quản thực phẩm, tẩy trắng thực phẩm, màu thực phẩm, hương liệu thực phẩm, bột thực phẩm…
Còn trên thị trường, việc mua bán hóa chất, phụ gia thực phẩm, nhất là những loại không rõ nguồn gốc, thậm chí độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng “dễ hơn bao giờ hết”. Dư luận rúng động và bức xúc vì phở ướp phoóc-môn, măng ngâm chất vàng ô, tôm tiêm tạp chất Agar,… và nỗi lo thực phẩm “ngậm” hóa chất vẫn đang hiện hữu trong từng mâm cơm của mỗi gia đình, từng món ăn tại các nhà hàng vì các loại hóa chất độc hại đang theo những con đường “tiểu ngạch” tuồn vào thị trường trong nước và được phân phối dưới dạng hóa chất “không rõ nguồn gốc” đến người sản xuất thực phẩm.
Chợ hóa chất Kim Biên (quận 5, TP. HCM) đã trở thành biểu tượng đáng sợ cho sự tràn lan của những loại “hàng loạt hóa chất nhập khẩu tiểu ngạch” và thách thức tất cả những cơ chế quản lý mặt hàng này. Bởi bất kỳ ai đến đây đều có thể mua được tất cả những loại hóa chất, chỉ cần có tiền.
Tại Hà Nội, các cửa hàng bán chất bảo quản và chất phụ gia thực phẩm cũng được bày bán ngang nhiên và công khai tại chợ Đông Xuân - Bắc Qua. Người có nhu cầu mua những loại phụ gia hoặc chất bảo quản này chỉ cần đến đây là có thể tìm được thứ mình cần.
Liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm
Gần đây nhất vào trưa ngày 14/11, Trường Mầm non Xuân Nộn tổ chức liên hoan buffer nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Đến 15h ngày 15/11, nhiều bé có biểu hiện sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài, nghi do ngộ độc thực phẩm nên được đưa đi cấp cứu. đến 8h ngày 18/11, số bệnh nhân được cấp cứu vào BV Đa khoa Đông Anh và BV Bắc Thăng Long là 225 trường hợp.
Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm tại Trường Mần non Xuân Nộn (huyện Đông Anh, Hà Nội), chiều ngày 21/11 trao đổi với PV., ông Trần Ngọc Tụ, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, trong số gần 230 trẻ bị ngộ độc, hiện còn 32 bé đang điều trị tại BV Đa khoa Đông Anh và BV Đa khoa Bắc Thăng Long. Các bé còn lại sức khỏe đã ổn định nên được xuất viện.
Kết quả xét nghiệm các mẫu thức ăn, đã phát hiện có 1 mẫu bánh ngọt dương tính với vi khuẩn Salmonella. Theo báo cáo, các thực phẩm được cung cấp bởi Công ty thực phẩm Bảo An (thị trấn Đông Anh, Hà Nội). Còn mẫu bánh ngọt này được cung cấp bởi Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Nguyên Cát (phường Hạp Lĩnh, TP. Bắc Ninh).
Trước đó, sáng 28/10, 55 người có mặt trong một nhà thờ tại giáo xứ Tân Thái Sơn, quận Tân Phú đã dùng bánh mỳ chà bông gà làm bữa ăn sáng. Vài giờ sau, 55 người này ( có 6 người lớn) đều có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, có biểu hiện bất ổn về tim mạch. Lập tức, các bệnh nhân được nhập viện cấp cứu. Qua nhận định ban đầu, bánh mỳ các bệnh nhân ăn có chà bông gà bị nhiễm tụ cầu Staphylococcus.
Theo Ban Quản lý ATTP TP. Hồ Chí Minh, kết quả kiểm tra cho thấy, nhân viên của các cơ sở này chưa có kiến thức về bảo quản, chế biến thực phẩm, vẫn sử dụng nguyên liệu có chất cấm, phụ gia, nguyên liệu tồn dư hóa chất, nguyên liệu không rõ nguồn gốc để chế biến cho học sinh. Thời gian từ lúc chế biến đến khi sử dụng dài do cơ sở nhận cung cấp suất ăn cho nhiều trường, trong khi không có thiết bị bảo quản bảo đảm an toàn…
Ngoài những nguyên nhân do khu vực chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sử dụng thực phẩm bẩn, thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được vận chuyển lậu từ biên giới vào Việt Nam. Còn một nguyên nhân rất quan trọng để gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng, đó là các cơ sở chế biến thực phẩm đã sử dụng các chất cấm, chất phụ gia vào việc bảo quản và chế biến.
Việc sử dụng chất cấm và chất phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng đã được Pháp luật quy đinh và các cơ quan quản lý chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý. Tuy nhiên các cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm này vẫn bất chấp các quy định của Pháp luật, coi thường sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng.
Để bảo đảm cho an toàn tính mạng và sức khỏe của người dân, các cơ quan cần kiểm tra, kiểm soát và mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý những cơ sở kinh doanh có sử dụng chất cấm, chất phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.
Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.