Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 18 tháng 4 năm 2022 | 21:45

Cây bản địa bị đốn hạ hàng loạt tại dự án tỉa thưa rừng phòng hộ ở TT- Huế

Trong quá trình thực hiện dự án khai thác tỉa rừng trồng phòng hộ JBIC ở xã Bình Thành (thị xã Hương Trà), đơn vị đấu thầu đã đốn hạ hàng loạt cây bản địa chưa có dấu bài, thi công đường vào sai thiết kế.

Dự án rừng trồng phòng hộ JBIC được giao cho cộng đồng thôn Hoà Dương (cộng đồng thôn Hòa Bình và thôn Bình Dương cũ) xã Bình Thành, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) triển khai từ năm 2004 với việc trồng mới rừng keo và cây bản địa.

Nhiều cây bản địa bị chặt hạ tại dự án tỉa thưa rừng phòng hộ ở xã Bình Thành, thị xã Hương Trà.
Nhiều cây bản địa bị chặt hạ tại dự án tỉa thưa rừng phòng hộ ở xã Bình Thành.

 

Sau 18 năm trồng cây, đến nay Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế đã phê duyệt phương án tỉa thưa 10,9ha gỗ (vị trí thực hiện khai thác gồm 12 lô, khoảnh 13, 14 tiểu khu 134) nhằm tạo không gian dinh dưỡng cho cây bản địa sinh trưởng, trồng bổ sung nâng cấp chất lượng rừng. Đồng thời giao trách nhiệm cho UBND xã Bình Thành phổ biến quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo Quyết định số 109/2008/QĐ-BNN ngày 11/11/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Qua kiểm tra của lực lượng kiểm lâm có hàng chục cây bản địa đã bị đốn hạ.
Qua kiểm tra của lực lượng kiểm lâm, hàng chục cây bản địa đã bị đốn hạ.

 

Đối tượng cây tỉa thưa là các cây keo cong queo, sâu bệnh chèn ép cây bản địa và tập trung mật độ dày để giải phóng tán; cây keo chặt hạ đã được đánh dấu sơn đỏ. Cây keo giữ lại phải đảm bảo phân bố đồng đều trên toàn bộ diện tích. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án khai thác tỉa rừng trồng phòng hộ đã xảy ra tình trạng như đốn hạ cây chưa có dấu bài, làm gãy đổ nhiều cây bản địa.

Ông Trần Minh (SN 1963), người dân trú thôn Hòa Dương, xã Bình Thành, cho biết: "Thôn Hòa Dương có 132 hộ dân là những người có công trồng và chăm sóc rừng JBIC từ nhiều năm nay. Lẽ ra lực lượng khai thác phải là người dân ở cộng đồng có tham gia trồng rừng; với quy định lượng gỗ thu về sẽ bán đấu giá và chia đều cho các khoản chi như công khai thác, chi phí quản lý, công chăm rừng mới... và phải được thông qua tại cộng đồng. Thế nhưng, khi có người trúng thầu đã không họp dân để bàn bạc, thay vào đó đưa người ngoài vào tham gia khai thác gây bức xúc cho những thành viên trồng và chăm sóc rừng bao lâu nay".

Theo đại diện cơ quan chức năng việc thi công đường vào sai thiết kế.
Theo đại diện cơ quan chức năng, việc thi công đường vào sai thiết kế.

 

Ông Lê Ngọc Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên- Huế, cho biết, Chi cục phối hợp với lực lượng liên quan đã đến hiện trường để kiểm tra vụ việc. Tại hiện trường, phát hiện có 19 cây đã bị chặt hạ trái phép, trong đó có 1 cây keo 18 năm tuổi đường kính 30cm không đánh dấu bài và 18 cây bản địa gồm 16 cây dầu rái, 2 cây sao đen với đường kính từ 3-5cm. Không chỉ vậy, hoạt động khai thác tỉa thưa tại đây cũng thi công đường vào sai thiết kế.

Được biết, đây là dự án phát triển rừng bền vững, trồng xen cây keo tràm với các loài cây bản địa, sau đó khai thác tỉa thưa và trồng dặm mới cây keo tràm để phục hồi đất, đảm bảo độ che phủ cho cây bản địa phát triển. Vì vậy, việc giám sát cộng đồng trong khai thác, tỉa thưa rất cần thiết và cần có kế hoạch tổ chức thực hiện đúng quy định, tránh khai thác sai kỹ thuật ảnh hưởng đến rừng cây bản địa. Việc tổ chức khai thác lâm sản phải theo phương án phê duyệt và bàn giao sản phẩm cho người trúng đấu giá.

 

 

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top