UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam và Ủy ban Quốc gia về Toán của UNESCO tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Toán - Tin ứng dụng trong chuyển đổi số nông nghiệp, thực phẩm và phát triển nông thôn”.
Hội thảo được tổ chức tại 02 điểm cầu là Thừa Thiên - Huế và Hà Nội.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh nhấn mạnh, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số (CĐS) của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
Đến nay, có nhiều doanh nghiệp/HTX tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra nhiều nông sản chất lượng cao. Một số sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa chủ lực đã và đang được các HTX đầu tư, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tăng nhanh về quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững.
Nhiều sản phẩm, đặc sản có chất lượng cao, mang hương vị đặc trưng và thương hiệu của địa phương như: thanh trà Huế; tinh dầu tràm Huế, sen Huế... Tuy nhiên, các mô hình sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao và thiếu liên kết chuỗi giá trị, chưa khai thác được hết tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học của vùng đất Thừa Thiên - Huế.
“Trong xu thế CĐS hiện nay, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao am hiểu về công nghệ thông tin, đặc biệt được đào tạo sâu về chuyên ngành toán - tin. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ, vai trò của toán học và tin học cũng như nhu cầu nhân lực ngành toán-tin ngày càng gia tăng”- ông Hoàng Hải Minh nhấn mạnh.
Theo ông Lê Anh Hoàng, Giám đốc HTX Nông nghiệp số: “Chúng ta hay cho rằng vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là việc của các nhà khoa học nông nghiệp mà quên rằng đó là các vấn đề hội tụ, là các hàm nhiều biến, nhiều phương trình và việc cùng thiết lập bài toán với nhau trên cơ sở tri thức ngành mới tìm ra được đáp số tốt nhất”.
Do đó, toán học và tin học chuyên ngành vô cùng quan trong của một đất nước trong kỷ nguyên 4.0 và không xa là 5.0, nó phải được hoà quyện với những lĩnh vực khoa học thường thức như nông nghiệp, sinh học, tài nguyên đất, nước, rừng… thì mới khai thác tối ưu được “nguyên khí” và “tài nguyên” của Việt Nam.
Hội thảo đặt ra cho ngành nông nghiệp nói chung và của Thừa Thiên - Huế nói riêng những nhu cầu trong việc CĐS của nông nghiệp, thực phẩm và quan trọng là những giải pháp về nông nghiệp số thông minh; ngành nông nghiệp Thừa Thiên - Huế sẽ thu về được những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cũng như những cơ hội hợp tác về CĐS trong tương lai, đóng góp tích cực vào quá trình CĐS của quốc gia.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh khẳng định, các hoạt động của CĐS đã được thể chế hoá qua các Nghị quyết của Đảng, quyết định của Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương cũng đã vào cuộc sâu rộng. Một số mô hình hay về CĐS đối với các trục Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số đã được đúc rút, tuy nhiên vẫn thiếu các “nền tảng thực thụ” là nền tảng tri thức ngành. Cần tận dụng những giá trị tốt đẹp của tiến trình này nhằm đưa toán học và tin học vào thực tiễn các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước.
Đây là dịp để các bên giải quyết những bài toán mà ngành nông nghiệp đang còn gặp phải, ứng dụng công nghệ vào việc thống kê, phân tích, dự báo để tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại “nông nghiệp 4.0”, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.