Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 12 năm 2021 | 11:5

Thêm 2 xã tại Thừa Thiên – Huế được công nhận đạt chuẩn NTM 2020

Xã Phú Lương (Phú Vang) và Điền Môn (Phong Điền) vừa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Theo đó, đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có 59/94 xã được công nhận đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 62,8%.

Cụ thể, 2 xã Phú Lương, Điền Môn vừa được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020 theo Quyết định số 3144/QĐ-UBND và Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 01/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Thêm 02 xã tại tỉnh Thừa Thiên – Huế được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020 (Ảnh minh họa).
Thêm 02 xã tại tỉnh Thừa Thiên – Huế được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020 (Ảnh minh họa).

 

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Thừa Thiên – Huế, qua tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ của các sở, ban ngành cấp tỉnh, tính đến cuối năm 2020, hai xã Điền Môn và Phú Lương đã hoàn thành 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020.

Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, Chủ tịch UBND xã Phú Lương Hồ Viết Thuyên cho biết, có được thành quả này là nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp trên, sự nỗ lực khắc phục khó khăn của chính quyền và nhân dân địa phương.

Trong thời gian tới, xã Phú Lương sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM theo đúng tinh thần “Xây dựng NTM chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc”, ông Hồ Viết Thuyên chia sẻ thêm.

Như vậy, đến nay toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có 59/94 xã được công nhận đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 62,8%. Số tiêu chí bình quân toàn tỉnh: 17,24 tiêu chí/xã, vượt 0,74 tiêu chí/xã so với kế hoạch (16,5 tiêu chí/xã). Cao hơn 0,86 tiêu chí/xã so với bình quân cả nước (đạt 16,38 tiêu chí/xã).

Sau hơn 10 năm thực hiện, nhờ sự chỉ đạo sâu sát của Trung ương và tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị các cấp và nỗ lực của người dân, Chương trình MTQG về xây dựng NTM tại tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đạt một số kết quả tích cực:

Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân về xây dựng NTM đã có những chuyển biến khá sâu sắc và rõ nét; đã huy động hệ thống chính trị các cấp tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới; hình thành được bộ máy tổ chức từ tỉnh xuống cấp huyện, xã, thôn, bản.

Đời sống của đồng bào nông thôn từng bước được nâng cao cải thiện một phần nhờ vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn toàn tỉnh tăng từ 12,6 triệu đồng/năm (2010) lên 35,5 triệu đồng năm 2020, gấp 2,8 lần so với năm 2010 (12,6 triệu đồng) và 1,5 lần so với năm 2015 (23,01 triệu đồng), bình quân tăng 11,5%/năm.

Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn của tỉnh Thừa Thiên – Huế giảm từ 14,9% năm 2010 còn tỷ lệ 4,85% vào năm 2020, giảm 10,05%. Một số chỉ tiêu khác liên quan đến dân sinh đều tăng đáng kể, như: Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 98,82%; Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 87%, nước hợp vệ sinh đạt 99%; tỷ lệ chất thải rắn được thu gom khu vực nông thôn đạt trên 65%… các chỉ tiêu này đều đạt và vượt so với kế hoạch.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top