Sáng nay (16/3), UBND huyện Đô Lương (Nghệ An) đã tổ chức Hội nghị gặp mặt các chủ trang trại trên địa bàn huyện.
Hội trang trại huyện Đô Lương thành lập từ tháng 10/2009, đến nay đã có 266 trang trại, gia trại tham gia, trong đó có 90 trang trại, 176 gia trại.
Toàn cảnh hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Minh Giang, Phó bí thư Thường trực huyện ủy Đô Lương nhấn mạnh: Phát triển kinh tế trang trại là bước đi tất yếu, là quy luật khách quan của tất cả các nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên thế giới. Kinh tế trang trại là sản phẩm của nền kinh tế thị trường trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp, được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình có mức tích tụ tập trung cao hơn về đất đai, vốn lao động, khoa học kỹ thuật nhằm mục đích tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn hơn, đem lại lợi nhuận cao hơn... Tuy nhiên, so với tiềm năng lợi thế và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn giai đoạn mới, kinh tế trang trại hiện nay phát triển vẫn chưa tương xứng, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết để kinh tế trang trại thực sự đóng vai trò là đầu tàu, là mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hành hóa lớn, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Ông Nguyễn Công Châu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương chỉ rõ nhiều điểm còn hạn chế cần khắc phục để các chủ trang trại trên địa bàn nắm bắt, chuyển đổi phù hợp với các điều kiện vốn có của địa phương. Yêu cầu các địa phương tạo mọi điều kiện trong việc giao đất, thuê đất, tích tụ đất, đặc biệt trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
Cũng trong Hội nghị này, ông Nguyễn Văn Bính, Chủ tịch Hội Kinh tế Trang trại tỉnh Nghệ An mong muốn các cấp chính quyền huyện Đô Lương, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về mặt thủ tục cho các trang trại yên tâm đầu tư sản xuất theo hướng bền vững.
Ông Hoàng Văn Sơn, Chủ tịch Hội Kinh tế trang trại huyện phấn khởi chia sẻ: Năm 2015 thành công về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, điển hình như trang trại của ông Tuấn chuyển đổi cây trồng từ cây tràm sang trồng cây thanh long chất lượng cao và cây na không hạt. Trang trại Tân Sơn cũng chuyển đổi từ cây tràm sang trồng na không hạt, trang trại Giang Sơn Đông chuyển từ cây tràm sang cây bưởi Diễn. Chăn nuôi lợn, cá, cũng phát triển mạnh mẽ thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, nhiều trang trại điển hình đã chiếm lĩnh được thị trường hàng hóa, chăn nuôi gia súc kết hợp nuôi trông tủy sản... Các chủ trang trại nhìn chung có tính táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Trao bằng khen cho các chủ trang trại điển hình năm 2015
Nhiều ý kiến mong muốn được hỗ trợ đệm lót sinh học, mở các lớp tập huấn để đào tạo cho các chủ trang trại nắm được cách phòng chống dịch bệnh để mở rộng và phát triển.
Chủ một trang trại tổng hợp, ông Đặng Anh Tuấn ở xóm 7, xã Xuân Sơn cho biết: Với diện tích 15,5ha, trang trại chủ yếu chăn nuôi lợn giống, trồng cây ăn quả, trổng rừng, nuôi cá. Hiện, trang trại có 150 con heo nái, 1.000 con/lứa heo thịt, 3ha cây ăn quả gồm vải và thanh long, 1ha thủy sản, 10ha trồng rừng... doanh thu 13 tỷ/năm. Gồm 15 công nhân làm việc thường xuyên, trong đó có 1 thạc sỹ, 4 kỹ sư, 6 cao đẳng và công nhân chuyên nghiệp.
Hội nghị thành công tốt đẹp với nhiều ý kiến, chia sẻ và kinh nghiệm của lãnh đạo các cấp, ngành, doanh nghiệp, địa phương và các chủ trang trại về mô hình sản xuất có hiệu quả.
Đình Lam - Sỹ Thăng
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.