Trước đề xuất thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Mới đây, Quốc hội đã thảo luận các nội dung trong Dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, nhiều đề xuất về cơ chế tháo gỡ hầu hết những vướng mắc trong hoạt động quản lý đất đai trên địa bàn cũng được đề cập.
Trong bản Dự thảo Nghị quyết kiến nghị giao quyền tự quyết cho chính quyền TP. Hồ Chí Minh trong việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10ha trở lên. Cùng việc ngân sách TP. Hồ Chí Minh sẽ được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản nhà nước gắn với tài sản trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Việc Quốc hội thảo luận Dự thảo Nghị quyết kiến nghị giao quyền tự quyết cho chính quyền thành phố, trên cơ sở được trao các công cụ quản lý mới đòi hỏi thành phố phải vận dụng sáng tạo mô hình hợp tác công tư PPP.
Trước khi Dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh được thông qua, thành phố ở trong điều kiện bị ràng buộc về ngân sách. Chính quyền thành phố cũng vận dụng để tạo ra nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó phải kể đến cách thức “đổi đất lấy hạ tầng” đã được thực hiện khá hiệu quả với nhiều dự án lớn. Tuy nhiên, cách thức “đổi đất lấy hạ tầng” nên được vận dụng một cách sáng tạo và xem xét thấu đáo những rủi ro liên quan của mô hình hợp tác công tư.
Nếu nội dung Dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh được thông qua, nhiều vấn đề vướng mắc về đất đai sẽ được tháo gỡ
Trước đó, Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cũng có đề xuất gửi các ban ngành của Trung ương nghiên cứu áp dụng mô hình chính quyền đô thị để phù hợp với tình hình đặc thù của thành phố. Bên cạnh đó kiến nghị cần phân cấp, ủy quyền cho thành phố giải quyết một số vấn đề lớn. Cụ thể, được chủ động trong sắp xếp bộ máy hành chính, vị trí cán bộ nhân viên hành chính, khoán biên chế, khoán quỹ lương, chính sách tiền lương để thu hút nhân tài. Được quyết định lựa chọn chủ đầu tư các dự án có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên, hoặc dự án có từ 2.500 căn nhà trở lên, hoặc dự án đầu tư dưới 10.000 tỷ đồng.
Tại Nghị quyết số 16 - NQ/TW ngày 10/08/2012 của Bộ Chính trị ban hành về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020. Trong đó đã định hướng cần tạo cơ chế và điều kiện để thành phố bức phá. Trên cơ sở đó, HoREA đề xuất cần có cơ chế đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu xây dựng thành phố sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á, xây dựng đô thị thông minh, có chất lượng sống tốt.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.