Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 5 năm 2022 | 15:26

Công nghệ lạc hậu, Hà Nội dừng triển khai nhiều dự án xử lý rác

Các khu Xử lý chất thải (XLCT) Lại Thượng, Tây Đằng, Hợp Thanh, Mỹ Thành, Cao Dương, Vân Đình và Đông Lỗ, có diện tích và công suất quy hoạch nhỏ, người dân phản đối khó triển khai thực hiện.

Dừng hàng loạt khu XLCT rắn có công suất nhỏ

Theo đó, quy hoạch xử lý chất thải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg-CP ngày 25/4/2014 (Quy hoạch 609) Hà Nội có 17 vị trí khu xử lý chất thải (XLCT); 5 trạm trung chuyển; 26 bãi đổ chất thải rắn xây dựng (CTRXD); 3 bãi chôn lấp bùn thải thoát nước (BTTN); 13 dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020 và được chia thành 03 vùng phía Bắc, Nam và Tây.

Cũng theo quy hoạch 609 đến năm 2030 tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị khoảng 90-100%, nông thôn khoảng 80-95%. Tỷ lệ thu gom các loạt chất thải khác đạt từ 70-100%. Riêng chất thải rắn y tế, tỷ lệ thu gom đạt 100%.

Liên quan đến tình hình các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thủ đô, theo rà soát của Sở TN&MT TP.Hà Nội trên địa bàn TP.Hà Nội có tất cả 17 khu XLCT rắn sinh hoạt.  Cũng theo Sở này thì hiện chỉ có ba khu XLCT sinh hoạt đang hoạt động là Khu liên hợp XLCT Nam Sơn, huyện Sóc Sơn; Khu XLCT rắn Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây; Khu XLCT Cầu Diễn, Nam Từ Liêm. Hiện khu XLCT Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm được sử dụng để xử lý phân bùn bể phốt và xử lý chất thải y tế.

Riêng khu XLCT rắn Việt Hùng, huyện Đông Anh do Công ty Cổ phần đầu tư Thành Quang làm chủ đầu tư đã hoàn thiện 90 % dự án. Nhà máy dự kiến đưa vào hoạt động từ tháng 4/2017, đến nay dự án vẫn nằm “bất động” do chủ đầu tư xin điều chỉnh giấy phép bổ sung chức năng xử lý chất thải công nghiệp, y tế nguy hại.

 

26-1652695060-rac-2.jpg
Hiện nay, phần lớn rác thải sinh hoạt của người dân Hà Nội được chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn.

 

Hai khu XLCT đã và đang tạm dừng hoạt động gồm Khu XLCT Kiêu Kỵ, Gia Lâm đã đầy và không tiếp nhận rác từ năm 2017; Khu XLCT Phương Đình, Đan Phượng được đưa vào vận hành từ năm 2014 với công suất 200 tấn/ngày đã dừng hoạt động tiếp nhận rác từ tháng 4/2018 do dây chuyển hỏng hóc.

Các khu XLCT Lại Thượng, Tây Đằng (Ba Vì); Hợp Thanh, Mỹ Thành (Mỹ Đức); Cao Dương (Thanh Oai); Vân Đình và Đông Lỗ (Ứng Hòa) có trong quy hoạch tuy nhiên do có diện tích và công suất quy hoạch nhỏ (200-400 tấn/ngày) không phù hợp với định hướng công nghệ và phát triển đô thị của TP. Hà Nội hiện nay. Cùng với đó, việc tiếp tục triển khai các dự án nêu trên gặp khó khăn do người dân đều có ý kiến không đồng thuận.

Một số khu XLCT đang được UBND Thành phố thực hiện dự án cải tạo hạ tầng, công tác giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư như: Châu Can, Phú Xuyên; Phù Đổng, Gia Lâm; Đồng Ké, Chương Mỹ. Riêng dự án khu XLCT rắn Đồng Ké đang vướng mắc trong công tác GPMB tuyến đường vào khu xử lý, do người dân chưa đồng thuận.

Về các bãi đổ chất thải rắn xây dựng, theo quy hoạch có 26 bãi. Trong giai đoạn 2011-2015, thành phố đã có chủ trương đầu tư xây dựng năm bãi phế thải xây dựng tại các xã Trung Châu, huyện Đan Phượng; xã Vân Côn, xã An Thượng, huyện Hoài Đức; xã Chương Dương, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín. Tuy nhiên, do khó khăn về GPMB, nguồn vốn đầu tư hạn chế nên đến nay các dự án trên vẫn chưa được triển khai. 05 bãi đổ CTXDR quy hoạch ngoài, sát chân đê: Phú Thị, Dương Hà, huyện Gia Lâm; Duyên Hà, huyệnThanh Trì; Chương Dương, Thống Nhất, huyện Thường Tín; Trung Châu, huyện Đan Phượng do vướng mắc với Luật Đê điều mới, ảnh hưởng hành lang thoát lũ đến nay các dự án trên đều chưa được triển khai thực hiện.

Thêm Nhà máy đốt rác phát diện Núi Thoong được đưa vào quy hoạch?

Trên thực tế, chất thải rắn sinh hoạt của Hà Nội chủ yếu được xử lý bằng hình thức chôn lấp tại hai khu XLCT Nam Sơn và Xuân Sơn. Hiện nay, mỗi ngày Khu liên hợp XLCT Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) tiếp nhận xử lý khoảng 5000-5.500 tấn/ngày đêm, còn khu XLCT rắn Xuân Sơn (TX. Sơn Tây) mỗi ngày tiếp nhận xử lý bằng phương pháp chôn lấp khoảng 1.500 tấn/ngày đêm.

Về XLCT rắn xây dựng, thời gian qua, việc XLCT rắn xây dựng của Hà Nội chủ yếu bằng biện pháp chôn lấp tại các bãi đổ Vân Nội, Vĩnh Quỳnh, Dương Liễu, Nguyên Khê do thực tế thành phố chưa có nhà máy xử lý, tái chế. Hiện nay, các bãi đổ đã đầy chỉ còn bãi đổ Nguyên Khê có khả năng tiếp nhận với khối lượng, thời gian hạn chế (dung tích chỉ còn khoảng 460.000 m3).

UBND TP.Hà Nội đã chỉ đạo triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại, nghiền chất thải rắn xây dựng tại một số địa điểm thực hiện thí điểm theo hình thức trạm trung chuyển tạm thời, tái chế chất thải rắn xây dựng tại: nút giao Pháp Vân, Cầu Giẽ diện tích khoảng 6,5ha (năm 2019 khoảng 111.500m3; chân cầu Thanh Trì, Thanh Trì, Hoàng Mai.

 

t7a.jpg
Công nhân xử lý rác thải sinh hoạt

 

Thành Phố hiện đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý tái chế CTRXD công suất 300 tấn/ngày bằng công nghệ cao tại xã Dục Tú, huyện Đông Anh.

Theo quy hoạch 609 đến năm 2030 thì công nghệ XLCT: Đối với chất thải rắn thông thường áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ tái chế, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh,…

Từng bước chuyển đổi công nghệ XLCT rắn sinh hoạt, biến quy hoạch 609 trở thành hiện thực, lần lượt hàng loạt dự án sử dụng công nghệ đốt thu hồi năng lượng (đốt rác phát hiện) được triển khai xây dựng. Hiện dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4000 tấn/ngày đêm đã hoàn thành đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm chuẩn bị đi vào hoạt động chính thức. Dự án Nhà máy điện rác Seraphin công suất 1.500 tấn/ngày đêm đã khởi công xây dựng vào ngày 30/3, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2024.

Ngoài 2 dự án nói trên thì hiện Dự án Xây dựng Nhà máy XLCT rắn sinh hoạt Núi Thoong (xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ) đang được chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh thay đổi nâng công suất từ 240 tấn/ngày đêm lên 2000 tấn/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư 3.990 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 21 tháng kể từ ngày được cấp giấp phép hoạt động. Thời gian hoạt động của dự án là 49 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh.

Theo tìm hiểu của dự án do Liên doanh Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai – Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Sóc Sơn (SSRE) – Công ty EB Environmental Energy (Viet Nam) Holdings Limited làm chủ đầu tư. Dự án sử dụng công nghệ đốt rác thải sinh hoạt không phân loại, tái sử dụng nhiệt phát điện, có nguồn gốc xuất sứ châu Âu (Đức) được Công ty Everbright Environment Group Limited hợp tác với Công ty Martin (Đức) phát triển phù hợp với điều kiện chất thải rắn sinh hoạt châu Á.

Cũng theo cam kết của chủ đầu tư thì dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm thứ cấp, sản xuất ra điện năng, chất thải rắn không thể tái chế sau đốt được có tỷ lệ nhỏ hơn hoặc bằng 5% lượng rác thải đầu vào nhà máy.

Để giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào bãi rác Nam Sơn trong tương lai, khi hàng ngày bãi rác này đang tiếp nhận, xử lý ¾ lượng rác thải sinh hoạt của cả thành phố. UBND TP.Hà Nội cần có chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đưa các dự án đã hoàn thành xây dựng đi vào hoạt động. Để điệp khúc chặn xe rác khiến rác thải bị ùn ứ trong nội đô không kéo dài mãi?

Điểm nghẽn công nghệ

Ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam; Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam, cho rằng người dân tại các khu vực khác nhau thì lượng rác thải sinh hoạt khác nhau. Trong đó, người dân tại các thành phố sẽ thải ra lượng rác thải sinh hoạt nhiều hơn. Ví như, trung bình mỗi ngày người dân tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thải ra 1kg rác thải sinh hoạt hoặc thậm chí hơn. Tuy nhiên, người dân các vùng nông thôn thì chỉ 0,4-0,5 kg/người/ngày, thậm chí có địa phương chỉ 0,2 kg/người/ngày.

Theo ông Huân, trong việc xử lý rác thải, cần căn cứ vào lượng rác mà lựa chọn công nghệ phù hợp chứ không nhất thiết phải dùng những công nghệ đắt tiền hoặc lúc nào cũng phải đốt rác. “Đặc thù rác thải sinh hoạt ở nước ta là không phân loại, độ ẩm rác rất cao, thường ở mức 65-70%. Đây là nguyên nhân gây ra nhiệt trị rất thấp khi đốt rác. Vì vậy, phải tìm những công nghệ phù hợp để xử lý, không phải chỉ vì nhiệt trị thấp mà không đốt rác phát điện. Chúng ta phải tìm được công nghệ xử lý rác mà không cần phân loại tại nguồn, nhưng khi thu gom lại trộn lẫn với nhau nên không có hiệu quả”, ông Huân nói.

Để giảm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt xử lý bằng phương pháp chôn lấp xuống dưới 30% vào năm 2025, UBND thành phố định hướng trong giai đoạn 2021-2025 sẽ đẩy mạnh việc xử lý rác thải áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến có thu hồi năng lượng để phát điện. Ngoài ra, theo ông Trần Hợp Dũng, Phó trưởng ban Đô thị, HĐND TP. Hà Nội, việc điều chỉnh quy hoạch liên quan đến quy hoạch mạng lưới phát điện cũng đã gây ra nhiều bất cập cho công tác xây dựng các nhà máy điện rác. Trước tình hình đó, Hà Nội cũng đã rất quyết liệt hỗ trợ các nhà đầu tư, trong thúc đẩy xây dựng các nhà máy xử lý rác ở những điểm khác”.

Ông Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An chia sẻ: “có ý kiến cho rằng công nghệ tối ưu xử lý rác thải là công nghệ Plasma. Tuy nhiên, thực tế hiện nay trên địa bàn nước ta, ứng dụng công nghệ này chưa phù hợp, chi phí đầu tư công nghệ này rất cao, vận hành cũng cao, đòi hỏi lượng rác phải phù hợp. "Hiện nay, công nghệ là điểm nghẽn trong xử lý rác ở các địa phương. Do đó, các địa phương cần căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương mình để lựa chọn công nghệ xử lý rác thải cho phù hợp", ông Lâm nói.

 

 

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top