Với những trò chơi dân thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, Lễ hội Trò Chiềng sớm trở thành ngày hội lớn của người dân làng Trịnh Xá từ bao đời nay. Vinh dự hơn, lễ hội vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Trong không khí từng bừng của ngày hội đầu xuân năm mới, tại làng Trịnh Xá, xã Yên Ninh, huyện Yên Định, vừa diễn ra lễ công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với Lễ hội Trò Chiềng.
Tới dự và chỉ đạo chương trình có đồng chí Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa – Thể thao và Du lịch, đồng chí Phạm Đăng Quyền, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, cùng các đồng chí trong ban lãnh đạo huyện Yên Định, lãnh đạo xã Yên Ninh và toàn thể bà con nhân dân làng Trịnh Xá.
Ra đời từ thế kỷ thứ X, lễ hội Trò Chiềng được phản ánh qua bao chiến công hiển hách của Thành Hoàng Làng Tam Công Trịnh Quốc Bảo tại quê hương Yên Ninh.
Ông từng làm quan cho triều Lý, tham gia đánh giặc Tống phương Bắc và hai lần phò vua dẹp loạn quân Chiêm Thành ở phía Nam. Với những công lao to lớn đó, ông được vua Lý Thánh Tông tấn phong là “Phong Vinh Quốc Trượng Đại Phu”. Ông cũng là người sáng lập ra lễ hội Trò Chiềng.
Để tưởng nhớ công ơn của ông đối với đất nước, sau khi ông mất, dân làng đã phong ông là Thành Hoàng Làng hương khói quanh năm.
Hàng năm cứ vào ngày mùng 8 đến mùng 12 âm lịch, làng Ninh Xá lại tưng bừng khai hội Trò Chiềng để tái hiện những năm tháng luyện tập binh mã, dẹp giặc cứu nước; thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhân dân.
Trong không khí long trọng của buổi lễ, đồng chí Nông Quốc Thành nhấn mạnh: Để bảo tồn và phát huy các lễ hội dân gian, ca ngợi tinh thần thượng võ và tình yêu quê hương, đất nước của nhân dân cả nước nói chung, lãnh đạo và nhân dân huyện Yên Định, lãnh đạo xã Yên Ninh cùng bà con nhân dân làng Ninh Xá nói riêng, cần phải giữ hồn cốt của lễ hội Trò Chiềng để lễ hội thực sự trở thành nét văn hóa đặc sắc, sống mãi trong đời sống nhân dân một vùng quê Nam sông Mã.
Hội Trò Chiềng gồm 12 phần thi như biểu tượng của 12 tháng trong năm như kén rể, Trẩu Mã, Chọi Rồng, Trọi Voi… Các phần thi thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mỗi con người nơi đây.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, Lễ hội Trò Chiềng không chỉ là ngày hội của người dân làng Ninh Xá mà còn là ngày hội, là điểm đến hấp dẫn của du khách thập phương. Đặc biệt hơn, năm 2010, lễ hội Trò Chiềng còn được vinh dự đại diện cho các lễ hội ở tỉnh Thanh Hóa biểu diễn kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.
Với những nét đặc sắc đó, ngày 20/6/2017, Hộ Trò Chiềng được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể Quốc gia.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.