Hàng trăm hộ gia đình ở huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) phải sử dụng nguồn điện không đảm bảo an toàn để sinh hoạt. Sự chủ quan của người dân cộng với việc thiếu trách nhiệm trong quản lý của ngành điện khiến tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Thôn 3, xã Kiến Thành cách trung tâm huyện Đắk R’lấp khoảng 3km, cách trụ sở Điện lực khoảng 2km…, nhưng khoảng 60% hộ dân ở đây vẫn phải sử dụng điện một cách “tạm bợ”.
Do nhiều hộ chung 1 đường dây, thời gian sử dụng quá lâu…, nên dây điện đã bị xuống cấp, mất an toàn và không bảo đảm điện áp.
Nằm ở cuối đường dây tự kéo, nên vào các giờ cao điểm trong ngày, các thiết bị điện trong gia đình của anh Vũ Văn Thống đều không sử dụng được. Thậm chí, các loại bóng đèn tiết kiệm điện cũng lúc sáng, lúc không. Thực tế này khiến cho việc kéo điện của gia đình này và nhiều gia đình khác ở thôn 3 có cũng như không.
Tương tự, hàng chục hộ dân thôn 7, xã Đắk Wer cũng đang “khát” điện an toàn. Ông Đào Công NH cho biết, do nhà ở xa công tơ, nên gia đình ông phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua dây dẫn để kéo điện về sử dụng. Phục vụ thắp sáng là chính, nhưng do tổn thất điện năng lớn, nên tháng nào gia đình ông cũng phải thanh toán đến 300 nghìn tiền điện. Theo quan sát, đường dây điện tại thôn 7 đi luồn lách, chằng chịt qua các vườn cây. Thậm chí có nhiều đoạn, dây điện lại chạy sát với mặt đất trông rất nguy hiểm.
Tương tự, ở 2 bên con đường dẫn về thôn 1, xã Quảng Tín là những đường dây điện tự kéo nằm “vắt vẻo” trên cây xanh, trụ gỗ tạm bợ. Do sử dụng lâu ngày lại đấu nối sơ sài, nên ở nhiều vị trí lộ ra cả lõi nhôm bên trong, rất nguy hiểm.
Anh Trần Văn B. phàn nàn: “Tình trạng chập điện, mất điện do các sự cố xảy ra như cơm bữa. Những lần như thế người dân buộc phải tự sửa lấy. Ai biết sửa thì tự làm, người không biết thì thuê người khác chứ không thể gọi điện lực vì các sự cố đều xảy ra từ phía sau đồng hồ điện”.
Những tồn tại trên đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng việc mua bán điện giữa người dân và Công ty Điện lực Đắk Nông vẫn diễn ra “bình thường”. Thiết nghĩ, trong lúc chờ các dự án lưới điện triển khai, để tránh những tai nạn đáng tiếc, Công ty Điện lực Đắk Nông cần hướng dẫn khách hàng cải tạo lại hệ thống đường dây sau công tơ, nếu hộ nào không khắc phục cần phải tạm ngừng cung cấp điện.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.