Nhiều phụ huynh, giáo viên Trường TH–THCS Bế Văn Đàn (Đắk Song, Đắk Nông) tỏ ra bất an khi đường dây lưới điện của Công ty điện lực Đắk Nông vây quanh khuôn viên trường. Dù đã kiến nghị, nhưng hệ thống đường dây này vẫn chưa được ngành điện di dời.
Theo Ban giám hiệu trường TH-THCS Bế Văn Đàn, hình ảnh đường dây lưới điện “bao vây” tại điểm trường thuộc bản Đầm Giỏ, xã Thuận Hà đã xuất hiện nhiều năm qua. Hiện tại, có 3 cột điện được xây dựng ngay trong khuôn viên trường, với chiều dài đường giây chạy qua gần 200m.
Theo quan sát của PV, tại điểm trường này có một đường dây hạ thế chạy phía trên 2 phòng học; một đường dây trung áp khác chạy phía trên nhà vệ sinh. Điều đáng nói, các cột điện nằm trong khuôn viên trường không có tiếp địa như quy định.
Hình ảnh đường dây dẫn trần nằm giữa sân trường còn xuất hiện tại một điểm trường khác của ngôi trường này thuộc bản Đắk Thốt, xã Thuận Hà. Tại điểm trường này, có 4 lớp với 80 học sinh tiểu học đang theo học. Hằng ngày, mọi hoạt động đến trường, ra chơi, ra về đều diễn ra dưới đường điện này.
Anh Trần Văn Bình, một phụ huynh học sinh cho biết, tôi rất bất an mỗi khi con đến trường. Để bớt lo lắng, hằng ngày tôi chờ khi gần vào lớp học mới chở con đến trường, còn khi về, tôi đến đón cháu khi chưa tan lớp.
Anh Nguyễn Văn Năm, một phụ huynh học sinh khác cho rằng: Học sinh tiểu học rất hiếu động, cột điện nằm trong trường, nếu rò rỉ điện, học sinh sờ vào sẽ rất nguy hiểm. Hơn nữa, tôi không thấy có rào chắn bao quanh các cột điện này để ngăn học sinh lại gần.
“Nếu cứ tiếp tục để đường điện vây quanh trong trường học, nếu xảy ra sự cố đứt giây, dây điện va vào học sinh, tai nạn xảy ra, khi đó ai, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm”, anh Năm lo lắng nói.
Ông Nguyễn Đăng Nhật, Hiệu trưởng Trường TH-THCS Bế Văn Đàn, cho rằng: Để tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, tôi đề nghị ngành điện sớm có biện pháp di dời đường điện ra ngoài khuôn viên trường cho đảm bảo an toàn.
Ông Nguyễn Thọ Phước, Giám đốc Điện lực Đắk Song thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông cho biết: “Hệ thống đường dây đi qua Trường Bế Văn Đàn đều đảm bảo an toàn về khoảng cách, chúng tôi đã thực hiện việc tiếp địa lặp lại. Việc di dời đường dây trung thế theo kiến nghị của trường không thể tiến hành ngay được mà cần phải có thời gian. Phía đơn vị đã làm kế hoạch, phương án xin công ty bố trí kinh phí để tiến hành di dời trong thời gian sớm nhất.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.