Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều cán bộ, nhân viên tại các sở, ngành tỉnh Đắk Nông được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2.
Trước ngày làm việc đầu tiên của năm mới, tỉnh Đắk Nông yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ.
Theo đó, toàn tỉnh Đắk Nông đã tổ chức xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho hơn 14.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị.
Ngày 07/02, qua sàng lọc, ngành Y tế tỉnh Đắk Nông phát hiện 53 ca nhiễm ở 13/39 cơ quan, đơn vị, sở, ban, ngành. Đơn vị ghi nhận ca nhiễm nhiều nhất là huyện Krông Nô với 24 người.
Sau khi các trường hợp trên có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, ngành y tế cùng lực lượng chức năng đã khoanh vùng, phong tỏa một số địa điểm nguy cơ lây nhiễm liên quan và chuyển các bệnh nhân đến các khu cách ly điều trị COVID-19 để cách ly, điều trị.
Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết, trong kỳ nghỉ Tết và số lượng người về tỉnh Đắk Nông thăm thân nhân và du lịch khá đông làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19. Do đó, UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo tổ chức xét nghiệm cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị, địa phương sau kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022 nhằm kịp thời phát hiện, chủ động ứng phó trước diễn biến dịch bệnh phức tạp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.