Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 9 năm 2019 | 17:12

Đất nền Củ Chi ghi nhận mức tăng 197% trong vòng 5 năm

Là cửa ngõ khu vực Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi đang được chú trọng đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng giao thông. Điều này được xem là nguyên nhân quan trọng khiến cho giá đất nền tại khu vực ghi nhận mức tăng đạt 197% chỉ trong vòng nửa thập kỷ.

Hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ

Theo đó, các dự án hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư xây dựng kết nối trung tâm với khu vực Củ Chi, Hóc Môn. Các dự án có quy mô lớn được tái khởi động, quỹ đất dồi dào, cao ráo… được xem là động lực để cửa ngõ Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh bức phá phát triển. Trong tương lai gần, khu đô thị Tây Bắc sẽ là Phú Mỹ Hưng thứ 2 của TP. Hồ Chí Minh.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh Tây Ninh về việc sớm triển khai dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài. Việc này được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho khu vực. Dự án Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài là 1 trong 7 dự án đường cao tốc ở phía Nam, nằm trong tổng số 21 tuyến cao tốc trong “Quy hoạch tổng thể mạng lưới cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (4 làn xe) khoảng 10.727 tỷ đồng, giai đoạn 2 (nâng lên 6 - 8 làn xe) với số vốn hơn 5.000 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu tại giao cắt giữa đường Vành đai 3 với tỉnh lộ 15 của TP. Hồ Chí Minh, điểm cuối tại quốc lộ 22 thuộc khu vực cửa khẩu Mộc Bài. Hướng tuyến của dự án phù hợp với quy hoạch chung của huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra, dự án hầm chui tại nút giao thông An Sương trên Quốc lộ 22 đi Củ Chi kết nối với Tây Ninh khi hoàn thiện đã giảm tải được rất nhiều áp lực giao thông cho khu vực này.

Thêm vào đó, tuyến đường vành đai 3, kết nối 4 tỉnh Long An, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai, đã được gấp rút thi công tháng 4/2018. Với chức năng phân luồng từ xa, vành đai 3 giúp kéo giảm căn bản tình trạng ùn tắc xuyên tâm khu vực nội đô.

Củ Chi là vùng đất cao ráo thuận lợi, phù hợp cho sự phát triển đô thị và định hướng của thành phố.
Củ Chi là vùng đất cao ráo thuận lợi, phù hợp cho sự phát triển đô thị và định hướng của thành phố.

Đối với đoạn tuyến Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đi qua các huyện Củ Chi, Hóc Môn để kết nối vào huyện Bến Lức, Long An dài gần 48 km được Bộ GTVT chú trọng, gấp rút đầu tư. Đây là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế kết nối 8 tỉnh trọng điểm phía Nam.

Nhìn tổng thể, việc đầu tư đồng bộ, quy hoạch hợp lý cùng với sự khởi động của các tuyến đường đô thị đã dần xóa đi bộ mặt hạ tầng vốn đã có lúc “hụt hơi” ở một cửa ngõ kinh tế giàu triển vọng của TP. Hồ Chí Minh. Khu Tây Bắc giờ đây trở thành cầu nối giao thương mạnh mẽ giữa vùng lõi nội đô và nhiều tỉnh lân cận.

Nhà đầu tư tìm về, giá đất tăng gấp ba lần

Mới đây, trang thông tin Batdongsan.com.vn vừa công bố khảo sát trực tuyến diễn biến giá đất nền tại huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh tính từ quý I/2014 đến quý I/2019 đã ghi nhận mức tăng đạt 197%. Nếu như đầu năm 2014, đất nền tại huyện này có giá bình quân 2 triệu đồng/m2 nhưng đến đầu năm 2019 đã vươn lên vùng giá 6 triệu đồng (trong 5 năm qua, mức giá bình quân của đất nền Củ Chi được chào bán trên các chợ nhà đất trực tuyến đã tăng 3 lần). Cá biệt, có những khu vực được quan tâm nhiều như ở các xã Tân Thạnh Đông, Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An và Bình Mỹ. Loại nền đất 50 - 100 m2 được săn tìm mức giá ghi nhận tăng từ 5 đến 7 lần so với những năm trước.

Thời điểm cuối năm 2018, với chính sách giãn dân bước giai đoạn nước rút, TP. Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh cấp phép dự án vùng ven, trọng điểm là khu vục Củ Chi – Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh. Sự đa dạng các tiện ích, dịch vụ từ bệnh viện cho đến trung tâm thương mại… cũng đã hình thành ở các quận, huyện trong khu vực trên. Giới phân tích nhận định đây chính là lợi thế thu hút người dân về vùng ven sinh sống, tạo đòn bẩy cho các doanh nghiệp địa ốc tiếp tục đẩy vốn về khu vực.

Minh chứng cho điều này, mới đây một tập đoàn BĐS lớn nhất Việt Nam đã mua 97,7% vốn góp trong Công ty TNHH Đô thị Đại học Quốc tế Berjaya Việt Nam (BVIUT) từ các đối tác Malaysia với tổng giá phí chuyển nhượng là 11,748 tỷ đồng (khoảng hơn 500 triệu USD). Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng dự án sẽ tái khởi động mạnh mẽ trong thời gian tới tạo sinh khí mới cho khu vực này.

Ngoài ra, dự án Đại lộ ven sông do Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh (thuộc Tập đoàn Tuần Châu) cũng đã được TP. Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Giao thông - Vận tải bổ sung vào quy hoạch đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh). Khi được đầu tư xây dựng, tuyến đại lộ này sẽ nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh từ bến Bạch Đằng (quận1) với các quận huyện phía Tây như Hóc Môn, Củ Chi, quận 12, Gò Vấp.

Việc đang được đầu hạ tầng đồng bộ, khiến giá đất tại khu vực liên tục tăng, đặc biệt là đối với các dự án hoàn thiện về pháp lý, được đầu tư hạ tầng bài bản. Minh chứng cho điều đó, là dự án khu dân cư TVC Trần Văn Chẩm. Dự án có tổng diện tích khoảng 25 ngàn m2, trong đó mật độ giao thông, cây xanh và các tiện ích khác chiếm gần 50% diện tích. Diện tích mỗi lô đất từ 80 đến 170m2. Hiện nay 30% diện tích dự án đã ra sổ từng lô, 70% còn lại đang thi công hạ tầng kỹ thuật và ra sổ theo Quyết định số 60 của UBND TP. Hồ Chí Minh để cấp sổ cho khách hàng vào quý 1/2020. Điểm đặc biệt của dự án là khách hàng chỉ cần thanh toán 40% giá trị hợp đồng sẽ được nhận nền.

Trước đó, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, cho biết sau gần 10 năm quy hoạch chung của TP. Hồ Chí Minh được Thủ tướng phê duyệt hiện nay thành phố đang xem xét kiến nghị Chính phủ điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế, yêu cầu phát triển mới của thành phố. Nếu như trước kia hướng Nam là một trong những hướng phát triển chính, hiện nay do bối cảnh biến đổi khi hậu và thực tế một số hạn chế bộc lộ về hướng phát triển này trong thời gian qua. Hiện thành phố giao các cơ quan chuyên môn, tham mưu nghiên cứu bổ sung hướng quy hoạch phát triển đô thị về khu vực hướng Tây Bắc. Theo đó, lộ trình chuyển đổi khoảng 1/3 quỹ đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hóa, phát triển kinh tế- xã hội của thành phố.

Cùng nhận định này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cũng đề xuất thực hiện định hướng chuyển đổi khoảng 1/3 quỹ đất nông nghiệp của thành phố thành đất công nghiệp, dịch vụ, đất đô thị, thì theo các nhà khoa học đã tính toán, điều này sẽ giúp làm tăng GRDP của thành phố lên 2,73 lần. Đồng thời sẽ tạo điều kiện phát triển rất mạnh nền kinh tế và thị trường BĐS của thành phố trong thời gian tới.

Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top