Thị trường bất động sản (BĐS) trong quý II đang ghi nhận sự dịch chuyển mạnh mẽ của các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS về các tỉnh lân cận TP. HCM. Đây là sự lựa chọn tất yếu khi thị trường BĐS TP. HCM gần như đã cạn quỹ đất sạch
Xu hướng dịch chuyển ra vùng ven
Thị trường BĐS các tỉnh lân cận TP. Hồ Chí Minh được ghi nhận phát triển khá tốt. Trong đó, phân khúc đất nền từ thời điểm đầu năm tăng trong khoảng biên độ 10 - 15%, cá biệt có khu vực đón nhận nhiều thông tin về các dự án được phê duyệt, biên độ tăng 15 - 25%.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh, thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh có xu thế hướng ra vùng ven rất rõ nét, nguyên nhân được cho là do quỹ đất ở khu vực trung tâm không còn nhiều. Ngoài ra, TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra chính sách siết chặt cấp phép xây dựng dự án BĐS ở khu trung tâm để đẩy mạnh chương trình giãn dân nên các doanh nghiệp sẽ phải dịch chuyển ra ngoại ô để phát triển dự án. Cùng với đó, quy mô thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh hiện nay đã vượt ra khỏi ranh giới hành chính của thành phố và có tính lan tỏa trong “Vùng TP. Hồ Chí Minh”, nhất là tại các tỉnh giáp ranh như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương….
Cùng nhận định này, theo đại diện của CBRE Việt Nam, đối với các nhà đầu tư cá nhân, từ xưa tới nay, phân khúc đất nền và nhà gắn liền với đất thường được lựa chọn để đầu tư. Tuy nhiên, việc hạn chế cấp phép các dự án trong khu vực trung tâm hoặc các khu vực chưa có hạ tầng phát triển có thể làm ảnh hưởng đến các dự án đang trong quá trình xin hồ sơ; đối với các dự án đã xong thủ tục thì không ảnh hưởng nhiều. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản để ứng biến với diễn biến của thị trường bằng cách săn tìm quỹ đất tại các tỉnh lân cận để phát triển dự án.
Theo nhận định của bộ phận nghiên cứu thị trường Công ty cổ phần DKRA Việt Nam, đất nền sẽ là phân khúc “hot” nhất trên thị trường BĐS năm 2019. Cụ thể, với tỷ lệ tiêu thụ khả quan trong năm 2018, đất nền sẽ tiếp tục là kênh lựa chọn đầu tư hàng đầu trong năm 2019. Trong bối cảnh quỹ đất TP. Hồ Chí Minh ngày càng hạn hẹp, việc nhiều chủ đầu tư tìm kiếm quỹ đất sạch để dịch chuyển hướng phát triển dự án ra các tỉnh vùng ven như Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu là tất yếu. Mặt khác, thị trường đất nền ở những tỉnh này được đánh giá sẽ tiếp tục sôi động và đem lại nhiều sự lựa chọn mới cho các nhà đầu tư trong những tháng tới đây.
Kênh đầu tư hốt bạc
Tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, phân khúc đất nền được ghi nhận mức tăng đã đạt đỉnh, khó có thể mua vào ở mức giá trên dưới 1 tỷ đồng/nền. Nhưng với số tiền này, nhà đầu tư lại có nhiều lựa chọn ở các dự án khu vực lân cận như Đồng Nai, Bình Dương...
Ghi nhận của phóng viên tại khu vực huyện Long Thành (Đồng Nai), từ sau Tết Nguyên đán, giá đất nền tăng liên tục. Anh Nguyễn Hiếu Nghĩa, người có thâm niên trong nghề môi giới BĐS tại khu vực, cho biết: Giá đất tại các xã trong huyện đã có mức tăng cao. Nếu nền đất có diện tích 100m2, thời điểm sau Tết có giá dao động 1,6 - 2,1 tỷ đồng, thời điểm hiện tại đạt mức gần 3 tỷ đồng”.
Cũng theo anh Nghĩa, không riêng huyện Long Thành, các xã thuộc huyện Nhơn Trạch, mức tăng cũng tương đương. Đơn cử một dự án tại khu vực xã Phước Thiền, nền đất có diện tích 5x20m có giá khoảng 1,6 tỷ đồng ở thời điểm đầu năm thì nay tăng tới 3 tỷ đồng hoặc cao hơn, tuỳ theo vị trí nền đất. Cũng vì thế, các nhà đầu tư tại khu vực thu tiền tỷ chỉ trong thời gian ngắn.
Theo ông Trần Văn Dũng, Giám đốc phát triển dự án Công ty cổ phần Trường Phát Investment, phân khúc đất nền vùng ven TP. Hồ Chí Minh hiện là kênh đầu tư tốt trong năm nay. Lý do được ông Dũng đưa ra là, khi các dự án tại TP. Hồ Chí Minh bị “ngưng trệ”, quỹ đất sạch khan hiếm, việc đơn vị phát triển dự án tìm về những khu vực quanh TP. Hồ Chí Minh như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu là điều hiển nhiên.
Đơn cử tại khu vực Bình Châu, hàng loạt các dự án như Sun Resort Vina, Khu đô thị Seaway Bình Châu với quy mô từ vài chục đến gần 100ha đang thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư khiến giá đất nền tại khu vực tăng liên tục. Nguyên nhân do hàng loạt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực, Bình Châu được xem là nơi giao nhau giữa các tỉnh phát triển mạnh về du lịch như Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đông. Khu vực này đang tập trung đông đảo các cảng cá, cảng hàng hóa rất năng động và quỹ đất được nhà đầu tư rất quan tâm. Sắp tới, khu vực Bình Châu sẽ có thêm sân bay; các cơ quan chức năng chọn nơi này phát triển thành Trung tâm du lịch mới khu vực miền Đông Nam Bộ, khiến giá đất khu vực sẽ tăng cao.
Cùng nhận định trên, ông Đặng Trần Anh Tuấn, Giám đốc Phát triển dự án của Công ty TNHH Kinh doanh địa ốc Long Phát, nhận định, thời điểm từ đầu năm trở lại đây, thị trường đất nền vùng ven thành phố như Đồng Nai đang hút nhà đầu tư vì nhiều lý do. Cụ thể, quỹ đất nội thành đã cạn kiệt dẫn đến nguồn cung mới hạn chế, nguồn cung chủ yếu đến từ giao dịch thứ cấp đẩy giá đất lên quá cao, lập đỉnh liên tiếp. Trong khi đó, đất nền tại thị trường vùng ven có giá mềm hơn, phù hợp với phần lớn nhà đầu tư.
Minh chứng tại huyện Long Thành (Đồng Nai), đất nền tại khu vực đem lại cơ hội sinh lời cao với tỉ suất lợi nhuận liên tục tăng. Đặc biệt, Đồng Nai đang gấp rút triển khai công tác giải phóng mặt bằng để kịp tiến độ khởi công dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành làm cho giá đất nền tại khu vực có nhiều tiềm năng bứt phá trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.