Ngày 2/12, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị “Công bố Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 và bàn giao hồ sơ cho các địa phương”.
Điểm nhấn trong quy hoạch này là có thêm hơn 50 đô thị, hàng chục chợ biên giới, một số bệnh viện cấp vùng, trung tâm văn hoá - thể thao trường đại học sẽ được xây dựng tại Tây Nguyên để đáp ứng nhu cầu phát triển. Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và các vùng rừng đặc dụng khác được bảo vệ, phát huy để phục vụ du lịch sinh thái, văn hoá và cải tạo môi trường.
Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22/7/2014. Quy hoạch này nhấn mạnh đến việc đưa Tây Nguyên trở thành vùng cây công nghiệp, thuỷ điện và khai thác bauxite hàng đầu cả nước. Cùng với là phát huy vai trò của Tây Nguyên về môi trường, đa dạng sinh học và bảo tồn văn hoá các dân tộc.
Dựa trên đặc trưng, lợi thế riêng của từng miền đất ở Tây Nguyên và dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước, Tây Nguyên được quy hoạch thành 3 tiểu vùng, Bắc, Trung và Nam. Gắn với đó là các dải hành lang phát triển kinh tế-đô thị.
Theo đồ án quy hoạch, đến năm 2020, đáp ứng quy mô dân hơn 6,2 triệu người, Tây Nguyên sẽ mở rộng 62 đô thị hiện có và thành lập thêm 27 đô thị mới, đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 33,5%. Năm 2030, với 7,4 triệu người, Tây Nguyên sẽ có thêm 28 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40,7%. Một số chợ biên giới, một số bệnh viện cấp vùng, trung tâm văn hoá-thể thao trường đại học cũng sẽ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Theo một số đại biểu dự hội nghị, Quy hoạch vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ là căn cứ để xây dựng Tây Nguyên trở thành một vùng vững về kinh tế, đa dạng và giàu bản sắc văn hóa, là vùng trọng điểm nông - lâm nghiệp và môi trường của cả nước. Để thực hiện được quy hoạch này, Bộ xây dựng cần giúp đỡ các tỉnh Tây Nguyên khắc phục những “độ vênh nhất định” giữa quy hoạch và thực tiễn tại địa phương.
Ông Trần Việt Hùng, Phó trưởng ban Thường trực, Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho biết, để thực hiện quy hoạch không phải là dễ. So với nhu cầu, với thực tiễn vẫn còn những độ vênh nhất định.
“Ban Chỉ đạo Tây Nguyên mong muốn Bộ xây dựng, trong thẩm quyền của mình, tiếp tục chỉ đạo các địa phương chỉ đạo các địa phương để triển khai quy hoạch. Đồng thời, trong quá trình kiểm tra, giám sát, Bộ Xây dựng có thể kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ những giải pháp nhằm thực hiện được quy hoạch”, ông Trần Việt Hùng đề xuất./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.