Đánh giá về dịch bệnh Covid-19 hiện nay, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng phân tích rõ tình hình: “97% là ca nhẹ, không triệu chứng và thành phố vẫn luôn chủ động chuẩn bị 8.500 giường để điều trị, dịch bệnh vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Ngày 23/2, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Hà Nội đã chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận, huyện, thị xã để triển khai quyết liệt hơn các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Về tình hình dịch Covid-19 trên toàn thành phố, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung cho biết, trong những ngày vừa qua Hà Nội có số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, có những ngày số người nhiễm lên đến 6.860 ca, số ca nhiễm Covid-19 sẽ còn tăng trong thời gian tiếp theo.
Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, mặc dù số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn thành phố tăng cao, nhưng dịch bệnh vẫn được kiểm soát bởi các biện pháp cụ thể như: công tác phòng chống Covid-19 được tập trung vào tiêm chủng, quản lý và điệu trị bệnh nhân; ứng dụng nền tảng công nghệ vào quản lý, theo dõi, chăm sóc điều trị bệnh nhân Covid-19 từ sớm, từ cở sở…
Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung phân tích thêm, số ca tăng cao cơ bản nằm trong dự báo của thành phố. Thành phố đã có những chỉ đạo cụ thể với từng nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi quận huyện cần có thêm các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cũng nêu rõ, bên cạnh đó việc cho phép mở cửa các dịch vụ, du lịch, hàng không; thời tiết lạnh là những diễn biến mang lại nhiều thách thức đối với công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Hà Nội với số ca mắc mới thường xuyên tăng cao, đáng chú ý, kết quả giải trình tự gene các ca bệnh ở Hà Nội hiện nay đã có 4 trường hợp ở bệnh viện Bạch Mai nhiễm chủng Omicron. Điều này đã được thành phố dự báo từ trước và đã triển khai các kế hoạch ứng phó cụ thể.
Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị phải có: “Thái độ bình tĩnh và tư tưởng thích ứng an toàn nhưng không chủ quan; vẫn kiên trì với quan điểm phân cấp đến các quận, huyện, thị xã và “4 tại chỗ”; tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở (tập trung quản lý F0 tại nhà; không để tình trạng F0 không có thông tin; đảm bảo các túi thuốc A, B, C; tăng cường tập huấn hướng dẫn chủ động và nhuần nhuyễn; điều phối các lực lượng hiệu quả cao nhất”...
Phó Chủ tịch UBND TP phân tích rõ tình hình: “97% là ca nhẹ, không triệu chứng và thành phố vẫn luôn chủ động chuẩn bị 8.500 giường (thêm 1.655 giường cho nhi khoa và trẻ em). Hiện, dư địa vẫn còn 40%. Bên cạnh đó, các bệnh viện Trung ương cũng còn nhiều giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19. Thành phố có thể kích hoạt bệnh viện chuyên điều trị ngoại vi ngay khi cần thiết. Bệnh viện Đức Giang có thể tập trung chuyên điều trị bệnh nhân tầng 3”.
“Phải hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng nặng, tử vong. Đây là mục tiêu cao nhất, phải làm bằng được”, Phó Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh và yêu cầu các đơn vị cần chú trọng triển khai tập trung, hiệu quả Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 17/02/2022 của UBND TP về quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19 trên địa bàn.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.