Hiện nay, đồng bào dân tộc Dao quần trắng, thôn Đá Bàn 2, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn, Tuyên Quang) vẫn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đó có nghề “ay phăng”, tiếng phổ thông có nghĩa nghề thêu trang phục.
Trong đời sống hàng ngày người Dao nơi đây vẫn mặc trang phục truyền thống được thêu thủ công một cách cầu kỳ, tỷ mỉ, từng hoa văn hiện lên sống động trên những tà áo tạo nên vẻ đẹp đầy mê đắm giữa núi rừng.
Theo các bậc cao niên trong thôn, nghề thêu trang phục truyền thống của đồng bào Dao có từ rất lâu. Hiện nay, các thành viên trong Câu lạc bộ Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao của thôn vẫn đang nỗ lực gìn giữ bảo tồn nghề truyền thống, họ thường tập trung với nhau vào thời gian rảnh rỗi để thêu và tạo ra các sản phẩm thủ công như ao, mũ, ví, khăn, chiếc địu con…
Màu sắc chủ đạo được lựa chọn là các màu xanh, đỏ, vàng, trắng, kết hợp thêu trên nền vải màu đen, tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các họa tiết thêu trên áo quần của người con gái Dao thường rất đơn giản, nhưng tinh tế, được chọn lọc, mô phỏng lại từ chính những hình ảnh trong tự nhiên, nét sinh hoạt trong đời sống hằng ngày.
Để hoàn thành một sản phẩm thêu, người phụ nữ Dao quần trắng cần thời gian từ 7 đến 15 ngày tùy theo độ khó của họa tiết, các kỹ thuật thêu được áp dụng nhuần nhuyễn, khéo léo để hoa văn không bị xô lệch, mất cân đối.
Bà Đặng Thị Quýt, thôn Đá Bàn 2, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn, Tuyên Quang) cho biết, nghề thêu từ khi chúng tôi lớn lên được mẹ truyền lại, ai là con gái thì được mẹ truyền, khi lớn lên mà đi lấy chồng thì những trang phục của người con gái do chính tay mình chuẩn bị. Tôi ở câu lạc bộ cũng tuyên truyền cho chị em giữ gìn nghề thêu để nó không bị mai một, sau này con cháu lớn lên thì truyền lại để giữ bộ trang phục dân tộc mình mãi mãi lâu dài.
Bà Đặng Thị Thu, thành viên CLB giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Dao thôn Đá Bàn 2, tâm sự, tôi rất là mong truyền đạt lại cho con, em trong thôn giữ gìn bản sắc của dân tộc mình, nhất là nghề thêu, có như vậy để mai không mất đi nghề thêu hoa.
Đồng bào dân tộc Dao tại Tuyên Quang có hơn 100 nghìn người, với đầy đủ 9 ngành Dao. Để bảo tồn nghề thêu của người Dao quần trắng nói riêng và bản sắc văn hóa của các đồng bào dân tộc Dao nói chung, trong thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về những nét đặc sắc về nghề thêu và trang phục của đồng bào thêu đến với du khách để trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, qua đó, khích lệ đồng bào tiếp tục duy trì, bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết, chúng tôi thực hiện các biện pháp ghi chép, chụp ảnh, quay phim, ghi hình toàn bộ quy trình thực hiện sản phẩm để lưu giữ, truyền dạy cho thế hệ sau.
Bên cạnh đó, có những hình thức phù hợp để đào tạo, khuyến khích động viên những người cao tuổi đã lành nghề trong thực hiện việc thêu trang phục thì sẽ tiếp tục tâm huyết, gìn giữ bản sắc của dân tộc mình, đồng thời cũng quan tâm truyền dạy cho các thế hệ trẻ để lưu giữ giá trị văn hóa này cho đến muôn đời sau.
Với những nét riêng, độc đáo, nghề thêu trang phục truyền thống của người Dao quần trắng thôn Đá Bàn 2, xã Mỹ Bằng đang góp phần phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa hóa xứ Tuyên và tạo cơ hội cho người dân nơi đây có thêm một nghề để nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.