Theo đó, tỉnh Đồng Nai tiếp tục đưa ra đấu giá khoảng 20 khu “đất vàng” tại các huyện Long Thành, Trảng Bom.. Số tiền thu được từ việc đấu giá đất sẽ được dùng để đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, theo Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Đồng Nai, danh sách các thửa đất được chọn để đưa ra đấu giá trong năm 2020 đã được tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở đó, 20 khu đất này sẽ được giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện các thủ tục để đấu giá công khai.
Trong năm 2020 sẽ đưa ra đấu giá hơn 276 ha với mức giá khởi điểm hơn 2.350 tỉ đồng. Dự kiến số tiền thu được từ việc đấu giá đất sẽ cao hơn từ 1,5-2 lần so với mức gía khởi điểm đã đưa.
Trong số 20 khu đất này, khu đất có diện tích lớn nhất hơn 93ha có vị trí tại thị trấn Dầu Giây và xã Hưng Lộc (huyện Thống Nhất). Giá khởi điểm khu đất này hơn 860 tỷ đồng, được quy hoạch là đất dự án khu dân cư. Với lợi thế nằm gần đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và tới đây là đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, Dầu Giây - Phan Thiết, dự án này được nhiều doanh nghiệp muốn mua để đầu tư xây dựng.
Thửa đất có vị trí lớn thứ 2 nằm trên địa bàn huyện Long Thành thuộc hai xã Bình Sơn và Lộc An với quy mô hơn 23ha cũng dự kiến được đưa ra đấu giá trong tháng 09/2020 với mức giá khởi điểm 310 tỉ đồng. Bên cạnh đó, tại 2 xã Bình Sơn - Lộc An còn có khu đất quy hoạch phát triển thương mại dịch vụ khoảng 12ha cũng được đấu giá trong tháng 11/2020 và giá khởi điểm là 169 tỷ đồng.
Trước đó cũng liên quan đến tỉnh Đồng Nai, thời điểm hiện tại UBND tỉnh đã huỷ bỏ 580 dự án thuộc danh mục thực hiện thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và thay đổi hình thức đầu tư. Nguyên nhân hủy bỏ các dự án này là do đã quá hạn 3 năm nhưng chưa được triển khai thực hiện (theo quy định của Luật Đất đai).
Trong số các dự án bị hủy bỏ có 487 dự án thuộc danh mục dự án có thực hiện thu hồi đất với diện tích gần 1,8 ngàn ha và 88 dự án chuyển mục đích sử dụng đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng với tổng diện tích hơn 114 ha. Đây là các dự án đã được HĐND tỉnh thông qua tại các Nghị quyết vào các năm 2014, 2015, 2016 và 2017.
Bên cạnh đó, còn có 5 dự án với diện tích hơn 205 ha cũng bị hủy bỏ do thay đổi hình thức đầu tư. Các dự án này được HĐND tỉnh thông qua tại các Nghị quyết vào các năm 2017 và 2018.
Để giải quyết tình trạng các dự án chậm triển khai gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân, Sở Tài nguyên - Môi trường cũng đang tiến hành rà soát, tổng hợp để trình UBND tỉnh tiếp tục hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất đối với các dự án được giao đất nhưng quá thời hạn 3 năm mà chủ đầu tư vẫn chưa triển khai thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.