Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 14 tháng 1 năm 2021 | 15:58

Đột phá của Bình Phước nằm ở khâu liên kết phát triển

Sáng 14/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Phước, tỉnh rộng nhất vùng Đông Nam Bộ, là “thủ phủ cao su” của Việt Nam.

nqh_0228.jpg
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý chí vươn lên của Bình Phước, tỉnh có nhiều chuyển biến toàn tiện, mang dấu ấn mạnh mẽ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Bình Phước có vị trí địa lý chiến lược, thuận tiện cho trung chuyển, giao thương, như cách sân bay Tân Sơn Nhất 110 km, sân bay quốc tế Long Thành chưa đầy 100 km và cũng rất gần với các cảng nước sâu như Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Tỉnh có trên 260 km đường biên, 3 huyện biên giới, quản lý 4 cửa khẩu và một lối mở, trong đó Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, giao thông thuận lợi đế kết nối với Lào và Thái Lan.

Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cao su, điều, cà phê, hồ tiêu... là “thủ phủ” của hai loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao của cả nước đó là 243.000 ha cao su và 138.000 ha điều. Hướng tập trung vào phát triển cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả nông nghiệp và đem lại thành công cho công cuộc xóa đóỉ, giảm nghèo ở địa phương, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

Tỉnh tích cực chuẩn bị cơ sở hạ tầng để đón đầu tư: Có 13 KCN với tổng diện tích 4.686 ha, trong đó 8 KCN đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động.

Theo báo cáo của Bình Phước, năm 2020, tỉnh có 21/24 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,51%, thuộc nhóm cao của cả nước; thu ngân sách đạt 11.608 tỷ đồng, đạt 169% so với chỉ tiêu Trung ương giao. Năm 2021, tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng 8,5-9%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 29.000 tỷ đồng.

Tại cuộc làm việc, Bình Phước nêu một số kiến nghị như tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh làm đầu mối để triển khai khởi động các dự án giao thông kết nối liên vùng, như dự án đường cao tốc Chơn Thành-TPHCM; tuyến đường sắt xuyên Á, trước mắt giai đoạn 1 từ cảng Cái Mép đi Chơn Thành; dự án nâng cấp mở rộng ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) và cảng Cái Mép, Thị Vải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)...

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao ý chí vươn lên của Bình Phước, tỉnh có nhiều chuyển biến toàn tiện, mang dấu ấn mạnh mẽ.

Gợi mở định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng, Bình Phước hướng đến trở thành một tỉnh tiên phong đổi mới, giàu có của vùng Đông Nam Bộ, dựa trên nền tảng nông nghiệp đa dạng, thông minh, nông nghiệp hữu cơ, chất lượng cao, tập trung sản xuất, chế biến sâu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn. Tỉnh phải là một địa phương có nhiều thương hiệu nông nghiệp Việt Nam nổi tiếng.

Bên cạnh vấn đề nông nghiệp, tỉnh cần phát huy vai trò, tiềm năng là trung tâm năng lượng lớn của đất nước.

“Đột phá của Bình Phước nằm ở khâu liên kết phát triển, liên kết vùng và liên kết hạ tầng”, Thủ tướng nói, lưu ý liên kết với Đông Nam Bộ, đặc biệt liên kết với cảng Cái Mép-Thị Vải cũng như các sân bay.

Tỉnh giữ vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế mới, giữa Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và các nước Thái Lan, Campuchia. Do đó, Cửa khẩu Hoa Lư phải giữ vai trò kết nối các tuyến du lịch quốc tế với các nước láng giềng.

Với diện tích rừng, đất đai nông nghiệp lớn, Bình Phước có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái vùng Đông Nam Bộ, bảo vệ, điều hòa dòng chảy các con sông và bảo vệ nguồn tài nguyên nước phục vụ nhu cầu phát triển của chính mình và phát triển rừng bền vững.

Tỉnh phải nỗ lực hơn nữa trong cải thiện môi trường kinh doanh. Tập trung triên khai 10 dự án trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lân thứ XI.

Bảo vệ cho được phong tục văn hóa đặc sắc các dân tộc. Gia cường hơn nữa nền tảng xã hội trước các nguy cơ về mâu thuẫn dân tộc, tệ nạn xã hội, tranh chấp đất đai, ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo, các loại tội phạm, không để xảy ra những cái điểm nóng về an ninh nông thôn.

Quy hoạch cần được đẩy mạnh, kể cả quy hoạch phát triển đô thị, nâng cao chất lượng các khu công nghiệp, khu nhà ở công nhân, quy hoạch phát triển kinh tế và văn hóa xã hội.

Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh cần chung sức, đồng lòng thực hiện hiệu lực, hiệu quả các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025. Trước mắt tập trung thực hiện “mục tiêu kép” và Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ.

Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, ưu tiên hạ tầng giao thông.

Thủ tướng lưu ý, tỉnh đẩy mạnh cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đây là việc làm “rẻ nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất”.

Cần nâng cao cảnh giác, không chủ quan, lơ là, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới. Với vị trí địa lý đặc thù, Bình Phước cần hết sức lưu ý, không được chủ quan, lơ là trong việc kiếm soát biên giới, tránh để dịch bệnh lây lan.

Về các kiến nghị cụ thể của tỉnh, Thủ tướng cơ bản bày tỏ ủng hộ.

Thủ tướng nhất trí giao tỉnh Bình Phước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc Chơn Thành-TPHCM theo hình thức PPP. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể, kịp thời. Tỉnh lập dự án cụ thể trình Thủ tướng xem xét.

Về tuyến đường sắt xuyên Á, trước mắt giai đoạn 1 từ cảng Cái Mép đi Chơn Thành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu bổ sung trong quá trình lập quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia.

Về dự án nâng cấp mở rộng ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà kết nối với sân bay quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép, Thị Vải, Thủ tướng cho rằng đây là dự án cần thiết về liên kết vùng, tạo đột phá phát triển; yêu cầu Bộ Giao thông vận tải cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sớm phương án nâng cấp mở rộng ĐT.753 và xây dựng cầu Mã Đà, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top