Đột phá từ hạ tầng kết nối, Bình Định thu hút nhiều “nhà đầu tư đại bàng”
Với việc nhiều công trình trọng điểm đưa vào sử dụng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông được khơi thông cùng chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư, nhiều “đại bàng Việt Nam” đã đáp xuống Bình Định “làm tổ”, trong đó có Tập đoàn Hưng Thịnh.
Những ngày cuối tháng 2, anh Nguyễn Minh Hoàng (Phù Mỹ, Bình Định) chạy xe máy trên đường ven biển ĐT 693 tận hưởng phong cảnh sơn thuỷ hữu tình hai bên đường. “Tôi mừng lắm khi thấy nhiều tuyến đường trước đây đi phải lội thì nay đã là những cung đường rộng mở, hiện đại, không gian đô thị mở rộng. Hạ tầng đồng bộ, nhiều dự án du lịch, đô thị được triển khai, đời sống người dân làng chài quê tôi ngày một khấm khá hơn”, anh Hoàng hồ hởi.
Giải ngân vốn đầu tư hạ tầng giao thông nhanh nhất
Năm 2021, dịch Covid-19 hoành hành, trong khi nhiều địa phương gặp khó khăn chồng chất, tăng trưởng âm, Bình Định gây ngạc nhiên bằng những số liệu về phát triển. 15/19 chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh đạt và vượt kế hoạch. Trong đó, đáng chú ý là tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 4,11%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ năm 2020 (tỉ lệ tăng 3,45%) và bình quân chung của cả nước (tỉ lệ tăng 2,58%). Đặc biệt, thu ngân sách của Bình Định lần đầu tiên đạt 14.553 tỉ đồng, vượt 37,8% dự toán năm và tăng 13,5% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, Bình Định là điểm sáng về giải ngân vốn đầu tư công khi đã hoàn thành giải ngân 100% vốn đầu tư công (hơn 6.000 tỷ đồng) của năm 2021 tính theo biên độ đến hết tháng 1/2022. Đây là năm thứ hai liên tiếp địa phương này dẫn đầu các đại phương trong khu vực về giải ngân vốn đầu tư công. Nhờ đó, các công trình, dự án được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhất là các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục... để đảm bảo tiến độ hoàn thành theo kế hoạch đã phê duyệt.
Cụ thể, Bình Định hoàn thành 3 tuyến đường kết nối Tây – Đông – những cung đường kết nối tới biển Quy Nhơn hiện đại, nhiều làn xe, cho phép chạy tốc độ cao. Đó là các tuyến quốc lộ 19 mới, đoạn từ cảng Quy Nhơn đến giao quốc lộ 1 dài gần 18km. Đường phía tây tỉnh kết nối phía Tây Nam cửa ngõ TP Quy Nhơn đến Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định dài hơn 14,3km. Tuyến đường trục Khu kinh tế Nhơn Hội nối từ Cảng hàng không Phù Cát về Khu kinh tế Nhơn Hội dài 18,5km.
Trước đó, cuối năm 2021, HĐND tỉnh Bình Định đã quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhiều dự án giao thông quan trọng, đặc biệt có 6 dự án trọng điểm trong giai đoạn trung hạn 2021-2025 với tổng mức đầu tư xây dựng các dự án là 7.373 tỉ đồng, gồm: 1 dự án nhóm A là đường ven biển tỉnh Bình Định đoạn Cát Tiến - Diêm Vân và 5 dự án nhóm B kết nối Đông - Tây: 3 tuyến đường kết nối từ các huyện, thị xã Hoài Nhơn, An Nhơn, Phù Mỹ đến đường ven biển ĐT.639...
Kỳ vọng phát triển vượt bậc
Cùng với đầu tư hoàn thiện tuyến đường ven biển, đường kết nối các địa phương phía tây về phía biển, cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Bình Định đang gấp rút triển khai trong giai đoạn 2021-2025.
“Như vậy, có thể nói, trong vài năm tới, hệ thống kết cấu hạ tầng của Bình Định sẽ hoàn chỉnh đồng bộ khi có 3 trục đường hướng Bắc - Nam gồm đường cao tốc, quốc lộ 1 và đường ven biển cùng hệ thống đường Đông - Tây đã và đang được đầu tư. Đây là một thế mạnh nữa của Bình Định thu hút nhà đầu tư bên cạnh lợi thế về biển”, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định kỳ vọng việc đầu tư hàng chục ngàn tỉ đồng làm hạ tầng giao thông không chỉ nhằm kết nối giao thông đồng bộ, mà còn tạo động lực thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng các địa phương, từng bước triển khai thực hiện Quy hoạch xây dựng vùng ở các địa phương, TP Quy Nhơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Những cung đường này sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải, tăng cường kết nối giao thông theo cả hướng Đông - Tây và Bắc – Nam thu hút. Đồng thời, mở rộng quỹ đất để phát triển đô thị, dịch vụ thương mại, du lịch, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong tương lai.
Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và đầu tư Bình Định, dù dịch bệnh, nhưng năm 2021, Bình Định thu hút 93 dự án trong nước với tổng vốn thu hút trên 104.340 tỷ đồng; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 4 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 80,3 triệu USD.
Với việc nhiều công trình trọng điểm đưa vào sử dụng, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông đã được khơi thông cùng chính sách trải thảm đỏ thu hút đầu tư, nhiều “đại bàng Việt Nam” đã đáp xuống Bình Định “làm tổ”, trong đó có Tập đoàn Hưng Thịnh.
Kiến tạo “Thành phố bán đảo thương mại – du lịch đẳng cấp” MerryLand Quy Nhơn với những tiện ích độc nhất, lại lựa chọn vị trí độc tôn tại bán đảo tự nhiên hiếm hoi ở Việt Nam, cùng tổng vốn đầu tư giai đoạn I lên tới 57.000 tỉ đồng, Tập đoàn Hưng Thịnh đang hiện thực hóa tầm nhìn đưa du lịch Bình Định vươn tầm châu Á, khẳng định tầm vóc của phố biển trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới.
Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.
The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm. Đó là chốn an cư lý tưởng với hệ thống tiện ích hoàn chỉnh và cộng đồng dân cư hiện hữu.
Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 22-VT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.
Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu, bổ sung vào các quy hoạch và quyết định quy hoạch định hướng để sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là cho phát triển du lịch, dịch vụ.