Chủ đầu tư chưa đủ tư cách, dự án chưa được TP.Hà Nội chấp thuận chuyển nhượng, chưa đủ điều kiện mở bán nhưng Ngân hàng Quốc dân (NCB) đã ký hợp đồng tín dụng để tài trợ vốn cho dự án lên đến 300 tỷ đồng và phát hành hạn mức 825 tỷ đồng cam kết bảo lãnh tiến độ dự án cho các khách hàng.
Phối cảnh dự án của Hong Kong Tower. Tuy nhiên thay vì con đường rộng 4 làn xe thì hiện tại lối vào dự án Hong Kong Tower chỉ có duy nhất một con ngõ nhỏ. Ảnh: Kang Long.
Trong quyết định phê duyệt có 2 đơn vị liên danh chủ đầu tư (CĐT) là Công ty CP Phát triển kỹ thuật xây dựng (TDC) và Công ty CP Đầu tư xây dựng Kang Long (Công ty Kang Long). Tuy nhiên, mọi hoạt động với khách hàng chỉ có Công ty Kang Long trực tiếp đứng ra, còn không thấy Công ty TDC xuất hiện. Điều này khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về vai trò của 2 công ty trong dự án. Doanh nghiệp nào là chủ đầu tư thực sự?
Phản ánh về sự mập mờ này, nhiều khách hàng cho biết: Chúng tôi quan tâm đến Dự án Hong Kong Tower tại số 243A Đê La Thành (quận Đống Đa, Hà Nội) vì có nhu cầu thực sự, tuy nhiên khi tìm hiểu, khách hàng thấy có quá nhiều sự bất cập và mập mờ. Theo như bản vẽ phối cảnh của dự án mà chúng tôi được nhìn thấy, thì phía trước của dự án là khuôn viên cây xanh, nhưng hiện nay lại có nhiều nhà cao tầng ở đây được xây dựng, che mất một phần cảnh quan của tòa nhà. Không biết khi các tòa nhà hoàn thiện thì cảnh quan và khuôn viên của dự án có còn đẹp đẽ và thoáng mát như bản phối cảnh nữa hay không?
Theo ý kiến của các luật sư, việc mập mờ không rõ ràng ai là CĐT của dự án Hong Kong Tower sẽ là một vấn đề khó khăn sau này khi giải quyết quyền lợi cho khách hàng khi có mâu thuẫn phát sinh xảy ra, bởi lẽ vai trò của Công ty Kang Long và Công ty TDC không rõ ràng.
Ngày 22/7/2010, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định cho phép Công ty CP Phát triển kỹ thuật xây dựng chuyển mục đích sử dụng 5.591m2 đất tại số 243A Đê La Thành, phường Láng Thượng (Đống Đa) sang xây dựng tòa nhà ở dịch vụ công cộng và căn hộ để bán tổng hợp đa năng (dự án HongKong Tower). Dự án này có quy mô gồm 2 tòa tháp A và B. Tháp A cao 27 tầng, tháp B cao 24 tầng và 3 tầng hầm liên thông (không bao gồm 2 tầng hầm kỹ thuật).
Sau khi được TP.Hà Nội chấp thuận, TDC đã chuyển nhượng cho Công ty Kang Long dự án này. Công ty Kang Long đã đề nghị được làm CĐT duy nhất của dự án, tuy nhiên vẫn chưa được thành phố đồng ý.
Mặc dù chưa được TP. Hà Nội chấp thuận cho làm CĐT duy nhất, nhưng Công ty Kang Long đã tự ý đứng ra làm các thủ tục pháp lý, ký kết các hợp đồng giao dịch mua bán căn hộ đối với các khách hàng. Bằng việc làm này, Công ty Kang Long đã bất chấp các quy định của Nhà nước để cố tình làm sai quy định.
Qua tìm hiểu của phóng viên, trong danh sách các dự án “được phép bán nhà trên giấy” của Sở Xây dựng cung cấp tháng 2/2017 không có tên dự án HongKong Tower, nhưng dự án này lại được quảng cáo mở bán từ khá lâu. Theo số liệu của Cục Thuế Hà Nội, CĐT là Công ty TDC vẫn còn nợ tiền sử dụng đất tính đến ngày 30/4/2016 là 44,449 tỷ đồng.
Việc mập mờ CĐT trong dự án HongKong Tower làm cho khách hàng không khỏi lo ngại, bởi lẽ khi phát sinh mâu thuẫn tranh chấp quyền lợi xảy ra rất có thể khách hàng sẽ rất khó đòi được tiền. Ai sẽ là người đứng ra giải quyết và chịu trách nhiệm đền bù khi không thực hiện được đúng các điều khoản cam kết đã được ghi trong hợp đồng, trong khi Công ty TDC đã chuyển nhượng dự án cho Công ty Kang Long, còn Công ty Kang Long thì chưa được chấp thuận làm CĐT duy nhất.
Ấy vậy mà NCB lại mạo hiểm ký hợp đồng tín dụng để tài trợ vốn cho dự án lên đến 300 tỷ đồng và phát hành hạn mức 825 tỷ đồng cam kết bảo lãnh tiến độ dự án cho các khách hàng.
Đánh giá về việc NCB ký hợp đồng tín dụng này, một chuyên gia kinh tế cho biết, trong trường hợp ký hợp đồng này, chắc chắn 100% ngân hàng phải có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, trường hợp tài sản bảo đảm là dự án hình thành trong tương lai thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro nếu Công ty Kang Long không được đứng tên là CĐT trong hợp đồng như hiện tại.
Đặc biệt, vì một lý do nào đó, nếu khi hoàn thành dự án, CĐT Kang Long vẫn không được đứng tên do thành phố không chấp thuận cho việc chuyển nhượng dự án, thì rõ ràng khoản vay 300 tỷ đồng của NCB sẽ trở thành khoản vay không có tài sản bảo đảm, nguy cơ thành nợ xấu.
Công Minh
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.