Liên quan đến dự án khu đô thị 43ha Tân Phú, nhiều vấn đề sai phạm được chỉ rõ. Tuy nhiên, điều dư luận chờ đợi là việc nhìn nhận, đánh giá trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước cũng như phương án giải quyết vụ việc của tỉnh thì vẫn còn đang bỏ ngỏ.
Vừa qua, ông Bùi Minh Thạnh, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Bình Dương trả lời trên báo Bình Dương về một số vấn đề liên quan đến dự án Khu đô thị 43ha Tân Phú, tỉnh Bình Dương. Theo ông Bùi Minh Thạnh, Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Dương (gọi tắt là Tổng Công ty Bình Dương) tiền thân là Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tỉnh ủy quản lý và được UBND tỉnh Bình Dương giao hơn 43 ha đất để xây dựng Khu Đô thị thương mại và Dịch vụ Tân Phú. Năm 2012 Tổng Công ty Bình Dương được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất 43 ha và đây là tài sản Nhà nước (đất công – Phóng viên).
Trên cơ sở đề xuất của Tổng Công ty Bình Dương, Tỉnh uỷ Bình Dương chấp thuận cho Tổng Công ty Bình Dương liên kết với Công ty Âu Lạc để thành lập công ty dự án là Công ty Tân Phú, trong đó Tổng Công ty Bình Dương góp vốn 60 tỷ đồng, chỉ chiếm 30% vốn điều lệ doanh nghiệp làm dự án.
Dư luận đặt vấn đề: Tại sao tỷ lệ góp vốn của Tổng Công ty Bình Dương chỉ là 30% mà không phải là con số cao hơn. Với tỷ lệ góp vốn này, nhà nước mất quyền chi phối dự án. Không riêng gì 43ha đất mà các tài sản của Tổng Công ty Bình Dương đều là tài sản của Tỉnh uỷ (Tổng Công ty Bình Dương là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) thì việc Tỉnh uỷ chấp thuận “đứa con” của mình - Tổng Công ty Bình Dương tham gia góp vốn 60 tỷ đồng như đã nêu trên, chẳng khác gì Tỉnh uỷ đang đi “móc hầu bao” liên kết với doanh nghiệp tư nhân làm dự án ngay trên đất là tài sản của chính mình. Có hay không việc doanh nghiệp kinh tế đảng đã dùng tiền đầu tư ra ngoài, vi phạm các quy định của Đảng?
Thay vì chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước tham gia góp vốn nói trên để làm dự án thuần tính chất thương mại, Tỉnh uỷ Bình Dương nên chủ trương bán đấu giá khu đất, thu ngân sách đảm bảo chi tiêu hoạt động kinh tế đảng cho Tỉnh uỷ.
Lạ lùng không kém là tiếp đó, Tỉnh uỷ lại chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty Bình Dương chuyển nhượng vốn góp 30% của mình tại Công ty Tân Phú sang Công ty Âu Lạc. Vậy Tổng Công ty Bình Dương sẽ thu được cái gì? Sau này Tỉnh ủy đã yêu cầu Tổng Công ty Bình Dương phải thuê đơn vị tư vấn để xác định giá trị tăng thêm của phần góp vốn 30%. Nếu vậy, bản chất 30% vốn góp của Tổng Công ty Bình Dương vào dự án không khác gì việc gửi tiền ngân hàng, chuyển nhượng có tính thêm giá trị tăng thêm như là tiền lãi suất !
Về sau do phát hiện Tổng Công ty Bình Dương dùng giá trị quyền sử dụng đất chứ không phải tiền mặt để tham gia góp vốn nên Thường trực Tỉnh uỷ ra thông báo thu hồi chủ trương này.
Trong trường hợp Tổng Công ty Bình Dương dùng tiền chứ không phải quyền sử dụng đất 43ha thì việc đồng ý cho chuyển nhượng của Tỉnh uỷ cũng không thể xem là bình thường. Bởi lẽ, khi Tổng Công ty Bình Dương đã chuyển nhượng hết vốn góp dù tiền hay quyền sử dụng đất thì lúc này nhà nước không còn tư cách gì tại dự án Khu đô thị Tân Phú và từ đây để mặc doanh nghiệp tư nhân “định đoạt” số phận dự án.
Sai phạm tại Tổng Công ty Bình Dương, thiệt hại tài sản nhà nước khi giao đất công cho doanh nghiệp tư nhân làm dự án không qua đấu giá, áp dụng giá đất sai thời điểm… như ông Bùi Minh Thạnh, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ khẳng định trên báo Bình Dương đã rõ. Nhưng với tư cách “gác cửa”, Văn phòng Tỉnh uỷ tại sao lại để Tổng Công ty Bình Dương báo cáo gian dối và chỉ khi ra cuộc họp nghe đại diện Tổng Công ty Bình Dương báo cáo trực tiếp việc xin chuyển đổi phương án sử dụng đất thì Thường trực Tỉnh uỷ mới phát hiện việc Tổng Công ty Bình Dương làm trái chủ trương của Tỉnh uỷ trong việc góp vốn, rồi từ đó mới có thông báo thu hồi chủ trương? Liệu rằng, trước khi chấp thuận cho Tổng Công ty Bình Dương liên kết với công ty tư nhân thành lập công ty dự án, Tỉnh uỷ Bình Dương đã được các sơ ngành chuyên môn báo cáo năng lực tài chính của đối tác tham gia dự án hay chưa?
Trả lời trên báo Bình Dương, ông Ngô Quang Sự, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương khẳng định, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh (Công ty Kim Oanh) chưa có tài sản đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất là chưa ngay tình. Vào năm 2016 Tổng Công ty Bình Dương chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho Công ty Tân Phú nhưng vẫn giữ nguyên giá trị thỏa thuận năm 2010 là 250,11 tỷ đồng, không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất sát với giá thị trường, gây thất thoát vốn doanh nghiệp kinh tế Đảng. Tháng 8/2017, Tổng Công ty Bình Dương chuyển nhượng toàn bộ vốn góp trong Công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc với giá trị chuyển nhượng là 161,11 tỷ đồng. Đến tháng 3/2018, Công ty Âu Lạc tiếp tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp còn lại cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh (gọi tắt là Công ty Kim Oanh - chủ sở hữu 100%). Việc mua phần vốn góp của Công ty Kim Oanh là chưa phù hợp với quy định pháp luật đất đai.Hiện nay, Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chưa chỉnh lý biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đô thị Tân Phú mà chủ sở hữu là Công ty Kim Oanh. Công ty Kim Oanh (chủ sở hữu của Công ty Tân Phú) chưa có tài sản đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất là chưa ngay tình. |
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.