Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2019 | 16:17

Dự án sân bay Long Thành phải là vốn của nhà đầu tư

Chiều nay (26/11), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn đoạn 1 với 90,06% đại biểu tán thành.

san-bay.jpg
Phối cảnh nhà ga sân bay quốc tế Long Thành.

Nghị quyết quy định điều chỉnh diện tích đất cho quốc phòng từ 1.050ha thành 570ha dành riêng cho quốc phòng và 480ha cho xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không dùng chung quân sự và dân dụng. Việc quản lý, sử dụng phần diện tích dùng chung thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về hàng không dân dụng; ưu tiên cho hoạt động quân sự khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Đồng thời, bổ sung hai tuyến giao thông kết nối vào Dự án: tuyến số 01 nối với Quốc lộ 51; tuyến số 02 nối với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.

Theo đó, giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành sẽ gồm 1 đường cất hạ cánh, 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ, với công suất 25 triệu hành khách một năm và 1,2 triệu tấn hàng hoá mỗi năm.

Ngoài ra, Quốc hội giao Chính phủ chọn nhà đầu tư, dù trước đó Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được đề xuất giao là nhà đầu tư, thực hiện dự án. "Việc lựa chọn nhà đầu tư cần đảm bảo quốc phòng, an ninh và lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Quốc gia; cũng như quản lý của Nhà nước về hàng không, quân sự", Nghị quyết của Quốc hội nêu. 

Quốc hội cũng lưu ý, vốn đầu tư giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành phải là "vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh Chính phủ". Tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 gần 111.690 tỷ đồng (khoảng 4,77 tỷ USD). 

Quốc hội cũng giao Chính phủ xem xét, quyết định tổng mức đầu tư của Dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng, quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan, bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và bảo đảm tổng mức đầu tư toàn bộ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành không vượt tổng mức đầu tư theo Nghị quyết số 94/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

 

 

Sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD). Tại kỳ họp lần này Chính phủ trình Quốc hội giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành gồm 4 hạng mục. 

Hạng mục 1 (các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước): Giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư, sau đó cho các cơ quan quản lý nhà nước thuê lại.

Hạng mục 2 (các công trình phục vụ quản lý bay): Giao Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Hạng mục 3 (các công trình thiết yếu của cảng hàng không): Giao ACV trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp.

Hạng mục 4 (các công trình dịch vụ): Giao ACV hợp tác đầu tư, nhượng quyền đầu tư, khai thác hoặc xã hội hóa đầu tư. Hình thức đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

 

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Thanh Hóa năm 2024, tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2024, thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa dự kiến đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.

  • Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Bài viết này tập trung vào chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nền kinh tế thị trường; vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đối với hệ thống QTDND trong thời gian qua, những đóng góp tích cực và những mặt còn hạn chế.

Top