Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 18 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 25 tháng 8 năm 2014 | 1:55

Dự án “Thành phố giao lưu” biến thành... quán bia, sân bóng

KTNT - Dự án Khu đô thị “Thành phố giao lưu” được UBND TP. Hà Nội  giao cho Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Quốc tế VIGEBA (Công ty VIGEBA) là chủ đầu tư chính thức, rộng hơn 91,1ha tại địa bàn phường Cổ Nhuế 1 (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội), đang biến thành nhà hàng, quán bia, sân bóng…

Vừa qua, Báo Kinh tế nông thôn nhận được phản ánh của bạn đọc về việc dự án Khu đô thị “Thành phố giao lưu” đang dần bị biến dạng, đất dự án được cho thuê trở thành nhà hàng, quán bia; mục đích sử dụng để xây dựng trường học bị chuyển thành sân bóng đá nhân tạo; phần diện tích 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội chưa được giải tỏa… 

Đất dự án đang biến thành sân bóng.

Được biết, ngày 18/6/2004, UBND TP. Hà Nội có Quyết định số 3823/QĐ-UB và ngày 15/7/2004 có Quyết định số 4437/QĐ-UB về việc giao đất để thực hiện dự án Khu đô thị “Thành phố giao lưu”. Ngày 15/2/2007, UBND TP. Hà Nội ra Quyết định bổ sung số 749/QĐ-UB, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Quốc tế VIGEBA (Công ty VIGEBA) là chủ đầu tư chính thức của dự án hơn 91,1ha tại địa bàn xã Cổ Nhuế, nay là phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Theo quy hoạch dự án, Công ty VIGEBA phải sử dụng 12,7ha đất để xây dựng nhà ở chung cư cao tầng; 9,8ha đất để xây dựng nhà ở, biệt thự, nhà vườn; 8,9ha để xây dựng nhà ở công cộng… và đặc biệt phải dành 20% quỹ đất cho các công trình nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, đến thời điểm hiện tại, công trình vẫn đang đắp chiếu nằm chờ, khu đất vốn được quy hoạch để làm công viên chưa có dấu hiệu của việc triển khai thi công, cỏ mọc um tùm như bãi đất hoang. Một phần lớn đất dự án đã được giao cho các nhà thầu xây dựng nhà ở và thương mại nhưng vẫn chưa có công trình nào được hoàn thiện. Trên phần đất “mặt tiền” được quy hoạch tại dự án Khu đô thị “Thành phố giao lưu”, một quán bia ngang nhiên xuất hiện, và hiện vẫn đang kinh doanh ngay trên đất dự án. Hàng ngày, nhiều lượt khách đi xe máy, ô tô vẫn dừng chân uống bia cạnh công trường xây dựng, ngay trong khuôn viên Khu đô thị.

Quán bia án ngữ trên đất dự án.

Trong dự án Khu đô thị “Thành phố giao lưu” có một phần diện tích được quy hoạch để xây dựng trường học, hiện đã chuyển đổi công năng thành sân bóng đá. Theo như thiết kế dự án, khu đất được sử dụng làm Trường THCS – THPT Phạm Văn Đồng chiếm diện tích khá lớn, nhưng ở thời điểm hiện tại, phần đất phía sau trường đã được cải tạo thành sân bóng đá nhân tạo nhằm mục đích cho thuê.

Tháng 5/2014, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành thanh tra dự án “Thành phố giao lưu” để kiểm tra việc sử dụng quỹ đất 20% theo quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 226/2010/QĐ-UB của UBND TP. Hà Nội. Trong quá trình thanh tra, trong khuôn viên dự án hoàn toàn không có bất kì một khu đất nào được sử dụng để xây nhà ở xã hội. 

Việc chuyển đổi khu đất xây dựng trường học thành sân bóng đá, xây dựng quán bia trên đất dự án đã có giấy phép hay chưa? Tại sao dự án “Thành phố giao lưu” cho đến thời điểm này vẫn chưa hoàn thiện?

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc./.

Tiến Đạt – Thanh Thắng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top