Đây là chương trình Hưởng ứng hoạt động mở cửa trở lại các hoạt động du lịch, đón khách du lịch quốc tế trong trạng thái bình thường mới của Thủ đô.
Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở du lịch Hà Nội, cho biết, Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2022” với chủ đề “Get on Ha Noi 2022” là sự kiện tái khởi động các sản phẩm du lịch của Hà Nội.
“Du lịch Hà Nội chào 2022 là sự kiện khởi đầu trong chuỗi các sự kiện lễ hội chương trình quảng bá xúc tiến sôi động, hấp dẫn, khởi động lại các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế nhằm thu hút khách du lịch đến Hà Nội, bằng kết hợp ánh sáng 3 hình ảnh điểm đến du lịch đặc sắc độc đáo.
"Get on Hà Nội 2022" góp phần tạo thêm không gian vui chơi giải trí cho người dân Thủ đô và du khách. Chúng tôi hy vọng, chương trình sẽ đem lại những trải nghiệm mới thú vị và hấp dẫn về du lịch Hà Nội tới các quý vị đại biểu khách quý và du khách cả nước”, bà Đặng Hương Giang nói.
“Get on Ha Noi 2022” đã có màn giới thiệu ấn tượng với người dân thủ đô khi tổ chức các khinh khí cầu bay treo thấp tại khu vực Nhà Bát Giác và trên tuyến phố Đinh Tiên Hoàng gồm 10 khinh khí cầu cấp 1 (10m) và 1 khinh khí cầu cấp 7 (cao 22m).
Trong chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2022”, Lễ hội khinh khí cầu được Sở Du lịch Hà Nội giới thiệu đến công chúng gồm 3 sản phẩm. Trong đó, điểm nhấn đặc biệt là "Bay trải nghiệm với khinh khí cầu ngắm cảnh Hà Nội từ trên cao" tại khu vườn nhãn ven sông Hồng, khu vực chân cầu Vĩnh Tuy, quận Long Biên. Sản phẩm du lịch thứ hai là "Đêm hoa đăng khinh khí cầu Get on Hanoi - Night of Dreams".
Đây sẽ là đêm hoa đăng đặc sắc, độc đáo, sôi động với 22 khinh khí cầu tỏa sáng như 22 chiếc đèn lồng khổng lồ đầy sắc màu in bóng xuống sông Hồng.
Sản phẩm du lịch thứ ba là trải nghiệm tham quan bên trong lòng khinh khí cầu.
Có mặt tại đây, phóng viên Kinh tế nông thôn ghi nhận được nhiều ý kiến của người dân tham gia vào chương trình này.
Chị Nguyễn Thanh Huyền ở quận Long Biên cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh mà 2 năm qua các hoạt động ngoài trời không được tổ chức, thậm chí ngành du lịch cũng gần như đóng băng, mọi hoạt động tham quan, lễ hội đều phải dừng lại để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.
"Sang năm 2022 này, chúng ta bước vào trạng thái bình thường mới, người dân đã được tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, dịch bệnh không còn căng thẳng như trước. Khi biết Hà Nội có sự kiện này, mọi người đều vui mừng và phấn khởi, do đó tôi đưa gia đình sang đây để tham dự", chị Huyền nói.
Còn anh Nguyễn Tuấn Minh ở Hoàn Kiếm thì cho biết: Tôi hy vọng sự kiện này sẽ đánh dấu sự khởi động trở lại của tất cả các hoạt động xã hội, nhất là hoạt động du lịch của Thủ đô, đặc biệt các lễ hội truyền thống, vì thế, chúng tôi rất mong muốn được tham gia các lễ hội này.
Chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2022” diễn ra đến hết ngày 27/3. Đây là cơ hội quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch thủ đô Hà Nội là điểm đến "An toàn- Thân thiện- chất lượng- hấp dẫn" đến du khách trong và ngoài nước.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.