Đường của khu cư dân Thăng Long không bị lấn chiếm
Không có chuyện Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Oanh tại xã Kim Nỗ lấn chiếm 528m2 đường của cư dân Thăng Long. Đây là khẳng định của lãnh đạo Phòng TNMT huyện Đông Anh (Hà Nội).
Thời gian qua, có ý kiến phản ánh về Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, tại xã Kim Nỗ, của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Oanh, lấn chiếm vào đất của khu dân cư Thăng Long, làm mất đường đi của dân cư tại đây, phóng viên đã đến xã Kim Nỗ và huyện Đông Anh để tìm hiểu sự việc.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mậu Thịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Nỗ, cho biết, không phải Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Oanh lấn chiếm đất làm mất đường đi lại của cư dân tại đây.
Theo ông Thịnh, nguồn gốc đất để thực hiện Dự án này là đất nông nghiệp, do UBND xã Kim Nỗ quản lý, trước đây là bãi chứa vật liệu xây dựng cầu Thăng Long, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Oanh đã trúng thầu và được UBND TP. Hà Nội cho thuê với thời gian là 50 năm.
“Khu đất này được gọi là Bãi Dầm, trước đây là một đầm nước, UBND xã đã cho một số hộ dân thuê để nuôi trồng thủy sản, không có khu dân cư nào ở đây cả. Sau khi Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Oanh trúng thầu thì đơn vị này đã thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”, ông Thịnh nói.
Ông Thịnh cũng cho biết thêm, từ khi dự án này được thực hiện, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Oanh đã làm đường cho bà con dân cư ở đây đi lại, từ con đường lầy lội trở thành đường bê tông sạch sẽ; ngoài ra còn cải tạo và xây dựng lại hệ thống thoát nước cho bà con, mọi người đều ủng hộ. Duy nhất có một cá nhân thường xuyên làm đơn khiếu kiện đến các cơ quan chức năng, cung cấp hồ sơ không có cơ sở pháp lý. Chính quyền đã giải quyết nhiều lần, thậm chí đã có kết luận của Thanh tra Chính phủ, nhưng cá nhân này vẫn gửi đơn đi nhiều nơi làm phức tạp thêm tình hình ở địa phương.
Làm việc với UBND huyện Đông Anh để tìm hiểu về việc người dân phản ánh, dự án lấn chiếm hơn 528m2 đất, chúng tôi đã được lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết, diện tích đất này được thể hiện là đường giao thông nội bộ trong quy hoạch tổng mặt bằng, nhằm kết nối về giao thông với khu dân cư hiện có, tạo điều kiện cho cư dân ở đây di chuyển theo trục đường liên xã Kim Nỗ - Hải Bối.
“Trong quá trình thực hiện Dự án, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Oanh đã xây tường ngăn cách riêng biệt, đổ bê tông con đường nội bộ này cho nhân dân đi lại thuận tiện, không có chuyện Dự án lấn chiếm đất và lấy mất con đường này”, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện nói.
Theo quan sát của phóng viên khi đến tận nơi xem xét, hiện nay có một con đường dân sinh đi qua đất của dự án, được đổ bê tông và trở thành sân chơi bóng, người dân ở khu dân cư này vẫn thường xuyên sử dụng con đường này để đi lại.
Trao đổi với một cư dân ở đây, chúng tôi được người này cho biết, đường đi lại vẫn còn đây, không có sự lấn chiếm nào cả, chúng tôi ở đây không ai có đơn khiếu nại hay tố cáo về việc lấn chiếm đất. Trước đây có một cá nhân hay làm đơn khiếu kiện, mặc dù đã được giải quyết từ các cơ quan chức năng, nhưng cá nhân này vẫn mượn danh dân cư chúng tôi gửi đơn khiếu kiện. Hiện cá nhân này không ở đây, đã bán nhà lâu rồi.
Để giải quyết dứt điểm sự việc trên, đề nghị chính quyền và các cơ quan chức năng huyện Đông Anh sớm kiểm tra lại toàn bộ đất của khu dân cư Thăng Long, so sánh diện tích đất ban đầu được cấp cho các cư dân ở đây với diện tích hiện có, tránh việc khiếu kiện kéo dài.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.