Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 2 năm 2019 | 13:36

FDI vào BĐS: Kỳ vọng những chuyển biến tích cực của nền kinh tế

Kết thúc tháng 1/2019, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được rót vào nền kinh tế tiếp tục tăng. Riêng vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản (BĐS) đạt 179,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

1.jpg
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS tiếp tục "hút mạnh" vốn FDI trong tháng đầu tiên của năm 2019.

 

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong năm 2019, chủ trương nhất quán của Chính phủ tiếp tục thực hiện ưu tiên tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm huy động tối đa nguồn lực cho phát triển, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, khơi thông các nguồn lực, duy trì thúc đẩy động lực tăng trưởng. Đồng thời, quyết liệt thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, nâng cao năng lực nội tại, khả năng chống chịu của nền kinh tế, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2019.

Cũng trong tháng đầu tiên của năm 2019, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam (từ ngày 14/01/2019). Điều này được kỳ vọng tạo nhiều cơ hội và không gian mới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Với việc CPTPP chính thức có hiệu lực, Việt Nam có cơ hội để mở rộng xuất khẩu, đặc biệt nhờ tác động chuyển hướng thương mại và giúp nước ta đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước, tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, góp phần nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong tháng tiếp theo được kỳ vọng tiếp tục chuyển biến tích cực nhờ nền tảng vĩ mô được củng cố và môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện trong những năm gần đây. Cùng việc Thủ tướng Chính phủ tham dự diễn đàn kinh tế thế giới đạt nhiều kết quả tích cực, khẳng định vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới đạt 1,9 tỷ USD

Trước những khởi sắc tích cực của kinh tế trong tháng 1/2019, vốn FDI cũng ghi nhận tiếp tục tăng ở tất cả các lĩnh vực đầu tư. Cụ thể, theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong tháng 1, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1,9 tỷ USD, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2018. Uớc tính đã giải ngân được 1,55 tỷ USD, tăng 9,2%.

Xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (ĐTNN), kể cả dầu thô, đạt 13,58 tỷ USD, bằng 94,9% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 67,9% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 13,4 tỷ USD, bằng 95% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 67% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu đạt 11,75 tỷ USD, bằng 98,7% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 56,4% kim ngạch nhập khẩu. Kim ngạch xuất - nhập khẩu của khu vực ĐTNN giảm so với cùng kỳ, song tính chung vẫn xuất siêu 1,83 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 1,65 tỷ USD không kể dầu thô.

Đối với việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), tính đến cuối tháng 1/2019, đã có 226 dự án mới với tổng vốn đăng ký cấp mới 805 triệu USD, tăng 81,9% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, có 72 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 340,2 triệu USD, bằng 74,5% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, có 489 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 761,8 triệu USD, tăng 114%.

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà ĐTNN với tổng số vốn đạt 1,19 tỷ USD, chiếm 62,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 185,8 triệu USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực hoạt động kinh doanh BĐS với tổng vốn đầu tư đăng ký 179,1 triệu USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, có 51 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư gần 364 triệu USD, chiếm 19% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 349,1 triệu USD, chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 307,8 triệu USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà ĐTNN đã đầu tư vào 39 tỉnh, thành phố, trong đó, TP. Hồ Chí Minh thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng số vốn đăng ký 745,7 triệu USD, chiếm 39,1% tổng vốn đầu tư. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 240 triệu USD, chiếm 12,5%. Hải Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 125,7 triệu USD, chiếm 6,5%.

 

 

 

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top