Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 14 tháng 10 năm 2021 | 23:51

Giá lúa, gạo có xu hướng tăng

Hiện, vùng ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa thu đông 2021. Những ngày gần đây, giá lúa có xu hướng tăng từ 300-400 đồng/kg, tùy từng địa phương. Trong khi, gạo 5% tấm được chào bán với giá từ 438-442 USD/tấn, cao hơn nhiều so với gạo Thái Lan.

Giá lúa tăng, người trồng dễ bán

Hiện nay, một số địa phương ở ĐBSCL bắt đầu nới lỏng giãn cách, việc đi lại, tiêu thụ lúa hàng hóa cũng thuận lợi hơn. Các doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu khi việc vận chuyển đi lại thuận lợi. Có thể đây là một trong nhiều nguyên nhân khiến giá lúa bán ra của người dân tăng so với tháng 9/2021.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết, hiện nay nông dân bán lúa với giá dao động 5.000 - 5.400 đồng/kg. Điều đáng mừng là, nông dân vừa thu hoạch xong được thương lái mua ngay tại ruộng.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá lúa ở ĐBSCL có xu hướng tăng, 200  - 400 đồng/kg, đạt mức 5.250 - 6.000 đồng/kg, tùy từng loại. Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh lân cận như: Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang…, lúa tươi IR 50404 vụ thu đông 2021 được nông dân bán cho thương lái và doanh nghiệp ở mức 4.500-4.700 đồng/kg. Lúa tươi OM 5451, OM 6976 có giá  5.000-5.400 đồng/kg, lúa OM 18 ở mức 5.500-5.600 đồng/kg. Lúa Đài Thơm 8 và RVT ở mức 5.600-5.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.000-6.100 đồng/kg….

Thương lái thu mua lúa vụ thu đông 2021 tại huyện Thới Lai, Cần Thơ. 

 

Giá lúa tăng được cho là thời điểm này, nhiều tiểu thương và doanh nghiệp tăng cường mua lúa gạo để chuẩn bị phục vụ thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán 2022. Dự báo giá nhiều loại lúa có khả năng còn tăng trong thời gian tới do nhu cầu tiêu thụ tăng và nguồn cung giảm khi nhiều địa phương bước vào cuối vụ thu hoạch lúa thu đông 2021.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), vụ thu đông 2021, vùng ĐBSCL xuống giống 714,6 nghìn hecta, đạt 102% kế hoạch và giảm 9,5 nghìn hecta so với cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 56,0 tạ/ha (tăng 0,4 tạ/ha) và sản lượng ước đạt hơn 4 triệu tấn (giảm 22 nghìn tấn). Sản xuất lúa cả năm 2021 vùng ĐBSCL ước diện tích đạt hơn 3,9 triệu hecta (giảm 56,2 nghìn hecta); năng suất ước đạt 62,2 tạ/ha (tăng 2,1 tạ/ha) và sản lượng ước đạt hơn 24,3 triệu tấn, tăng 510 nghìn tấn so với cùng kỳ 2020.

Vụ đông xuân 2021-2022, theo kế hoạch, vùng ĐBSCL sẽ gieo sạ hơn 1,52 triệu ha (tăng 0,4 nghìn hecta); năng suất 72,52 tạ/ha (tăng 0,21 tạ/ha) và sản lượng hơn 11 triệu tấn, tăng 35,2 nghìn tấn so cùng kỳ.

 

Giá gạo tăng vượt xa Thái Lan

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam chào bán trên thị trường thế giới ngày 14/10 đạt mức từ 438-442 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với 3 ngày trước đó. Giá gạo xuất khẩu 25% tấm cũng đạt mức 413-417 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 338-342 USD/tấn. Như vậy, tương tự gạo 5% tấm, các loại gạo khác của Việt Nam cũng tăng khoảng 5 USD/tấn. Với giá xuất khẩu gạo của Việt Nam như vậy, đang cách xa so với gạo xuất khẩu của Thái Lan - vốn được coi là quốc gia xuất khẩu gạo có nhiều lợi thế áp đảo.

Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL, giá lúa và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng là do tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, có việc Chính phủ tăng mua dự trữ quốc gia đã kích thích tăng giá trong nước lẫn xuất khẩu; các doanh nghiệp có nhiều đơn hàng xuất khẩu gạo mới... Đến tháng 10/2021, các doanh nghiệp đã xuất khẩu hơn 4,57 triệu tấn gạo, kim ngạch đạt hơn 2,41 tỷ USD.

Trong khi các loại gạo 5% tấm, 25% tấm của Việt Nam bán ra với mức giá cao, thì các doanh nghiệp đang chào bán gạo Jasmine của Việt Nam với giá xuất khẩu 573-577 USD/tấn, là mức giá rất thấp. Theo ông, Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, giá gạo Jasmine của Việt Nam được chào bán ở mức 573-577 USD/tấn là thấp.

Ngày 14/10, giá gạo xuất khẩu 5% tấm đạt mức từ 438-442 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với 3 ngày trước đó.

 

Ông Bình cho biết, tôi đang chào bán loại gạo này với giá 620-650 USD/tấn, FOB. Với giá này, các đối tác vẫn nhập bình thường và không hề phàn nàn về mức giá cao. Các thị trường cao cấp hầu như đang thiếu hàng do bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Theo ông Bình, để cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam đã tự hạ giá gạo xuất khẩu, như vậy là làm tổn hại thương hiệu gạo Việt. Thực chất, chất lượng gạo Việt Nam rất cao và việc bán giá thấp sẽ khiến thế giới có cái nhìn chưa đúng về gạo Việt Nam.

Trong tháng 9 cả nước đã xuất khẩu 530.000 tấn gạo, trị giá 261 triệu USD; trong khi tháng 8/2021 xuất khẩu chỉ đạt mức 430.000 tấn và trị giá 211 triệu USD. Tổng 9 tháng 2021, xuất khẩu gạo cả nước đạt 4,516 triệu tấn, trị giá 2,389 tỷ USD, giảm 9,5% về lượng và giảm 2,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo dự báo, 3 tháng còn lại của năm 2021, hoạt động xuất khẩu gạo tiếp tục được đẩy mạnh do nhiều thị trường nhập khẩu lớn tại châu Á tăng nhập khẩu cho nhu cầu cuối năm. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu sẽ được khơi thông mạnh mẽ hơn do các địa phương đã bắt đầu nới lỏng giãn cách từ đầu tháng 10 và chủ trương nối lại sản xuất an toàn vừa phòng chống dịch.

Mặt khác, thị trường gạo thế giới bắt đầu có dấu hiệu sôi động trở lại khi dịch Covid-19 ở các nước xuất khẩu và nhập khẩu bớt căng thẳng, cho phép hoạt động thương mại gạo được nối lại. Trước những thuận lợi này, các doanh nghiệp đang cố gắng để đưa mục tiêu xuất khẩu 6,3 triệu tấn gạo, trị giá 3,2 tỷ USD có thể hoàn thành trong quý IV năm nay.

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.

  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

Top