Hiện Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu gạo sang EU, nhưng do thuế suất nhập khẩu gạo vào EU cao nên sẽ không cạnh tranh...
Theo ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, hiện nay, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU còn đang ở mức thấp, đạt khoảng 20.000 tấn, trị giá đạt 10,7 triệu USD năm 2019, trong khi mức tiêu thụ gạo trung bình của EU trong khoảng 2,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2016 - 2020.
Nguyên nhân là Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan nên rất khó cạnh tranh được với gạo của các nước khác như Thái Lan, Hoa Kỳ, Australia được phân bổ lượng hạn ngạch thuế quan (HNTQ) lớn và các nước kém phát triển như Lào, Campuchia, Myanmar được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch.
Về nguyên tắc, Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu gạo sang EU, nhưng do thuế suất nhập khẩu gạo vào EU cao nên sẽ không cạnh tranh: Thóc là 211 EUR/tấn, gạo lứt là 65 EUR/tấn, gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ là 175 EUR/kg, gạo tấm là 65EUR/kg.
Hiệp định EVFTA mở ra một ô cửa nhỏ, khi dành lượng hạn ngạch thuế quan 80.000 tấn mỗi năm, lượng gạo trong phạm vi này được hưởng thuế suất 0%, tức là dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan.
Việt Nam không phân bổ hạn ngạch trên, mà EU phân bổ cho các doanh nghiệp nhập khẩu bên phía họ. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần tìm, liên hệ doanh nghiệp EU nào được nhập khẩu gạo có hạn ngạch để giao dịch, chào bán cho họ.
Riêng với gạo thơm EVFTA yêu cầu phải có thêm xác nhận của chính quyền Việt Nam (phía Việt Nam không hề muốn). Điều này làm phát sinh thêm một thủ tục hành chính, mà đã là thủ tục hành chính thì phải quy định ở mức Nghị định. Do vậy, hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang gấp rút hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định này.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…