Do tác động của dịch Covid-19, trong khi hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn thì riêng lúa gạo lại theo chiều ngược lại...
Gạo là một trong số ít mặt hàng không bị tác động bởi dịch Covid-19 khi cả giá trị và sản lượng xuất khẩu 2 tháng đầu năm đều tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 929.000 tấn, thu về hơn 430 triệu USD, tăng 30,5% về lượng và tăng 38% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019.
![]() |
trong khi hàng loạt mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực gặp khó khăn thì riêng lúa gạo lại theo chiều ngược lại. |
Philippines là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của Việt Nam, chiếm 36% trong tổng kim ngạch, đạt 357.000 tấn, tương đương 155 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 23% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Riêng thị trường Iraq trong hai tháng đầu năm 2019 không tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam nhưng hai tháng đầu năm 2020, lượng xuất khẩu rất cao 90.000 tấn, tương đương 48 triệu USD.
Malaysia là thị trường nhập gạo Việt Nam lớn thứ ba tăng mạnh 149% về lượng và tăng 128% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 10% trong tổng lượng và chiếm 9% trong tổng giá trị xuất khẩu của gạo Việt Nam.
Đáng chú ý là gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu USD.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhiều ngành hàng đang gặp khó khăn thì xuất khẩu gạo đã trở thành điểm sáng tăng trưởng. Trước đó, năm 2019, ngành gạo đã có một năm sụt giảm mạnh, "bốc hơi" 300 triệu USD so với năm 2018. Cụ thể, sản lượng gạo xuất khẩu đạt gần 6,26 triệu tấn, chỉ thu về 2,75 tỷ USD, trong khi năm 2018 xuất 6,1 triệu tấn, nhưng mang về 3,06 tỷ USD.
Nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng mua gạo từ Việt Nam sau 2 năm trầm lắng theo các chuyên gia là do năm 2020 dự báo sản lượng gạo của Trung Quốc giảm khoảng 1,8 triệu tấn, xuống còn 146,7 triệu tấn. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, có tác động không nhỏ đến lưu thông hàng hóa toàn cầu và người dân có tâm lý tích trữ lương thực.
Thêm một tín hiệu vui, giá xuất khẩu gạo Việt Nam tăng lên mức cao do nhu cầu mạnh mẽ từ Philippines và Malaysia. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đang tiếp tục thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan, cao hơn gạo Myanmar, Ấn Độ - các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với gạo Việt Nam.
Bộ Công Thương dự báo thương mại gạo toàn cầu năm 2020 là 46 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2019; Nhập khẩu gạo sẽ gia tăng tại Philippines, châu Phi cận Sahara và Indonesia. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt tận dụng, cạnh tranh về giá tại các thị trường./.
Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến cuối năm 2023, giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh 1,13%. Để đạt được mục tiêu đề ra, ngay từ đầu năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) - cơ quan thường trực và các sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, Bắc Giang có 255 sản phẩm được công nhận OCOP, tổng kinh phí thực hiện lên tới 16.809,898 triệu đồng. Chương trình đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.
Với phương châm “Lấy chất lượng làm nên thương hiệu”, năm 2023, các địa phương ở Hà Tĩnh tiếp tục tuyên truyền các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó lưu ý không chạy theo số lượng mà chú trọng nâng cao chất lượng, hướng đến chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp địa phương.