Từng được đặt nhiều kỳ vọng về một khu đô thị kiểu mẫu và sẽ trở thành một trong những nơi đáng sống nhất khu vực phía Tây Hà Nội, thế nhưng, Dự án Hà Đô Dragon City lại dường như đang bị quên lãng.
Trên khu đất có diện tích hơn 30ha vẫn chưa xuất hiện những ngôi nhà cao tầng, những căn biệt thự liền kề mà thay vào đó chỉ là một trạm trộn bê tông gây ô nhiễm và mất an toàn giao thông cho cả khu vực.
Tấm biển đã được đặt từ rất lâu thế nhưng những căn biệt thự vẫn chưa xuất hiện.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, Hà Đô Dragon City thuộc địa phận xã An Thượng và Song Phương huyện Hoài Đức, Hà Nội; cách trung tâm TP Hà Nội 14km, có diện tích hơn 30ha, quy mô dân số khoảng 10.084 người. Dự án do Tập đoàn Hà Đô làm chủ đầu tư. Dự án này vốn được Hà Đô khởi công xây dựng từ năm 2008 – thời điểm mới mở rộng Thủ đô, thị trường bất động sản (BĐS) đang sôi động và giá nhà đất đang ở đỉnh sóng.
Theo quảng cáo của chủ đầu tư, các căn biệt thự tại Hà Đô Dragon sẽ có diện tích đất từ 250 – 500m2 với thiết kế hiện đại, gần gũi với thiên nhiên, các căn liền kề với diện tích đất 200m2, đường phía trước và sau nhà rất phù hợp với sinh hoạt gia đình lại vừa có thể kinh doanh cửa hàng.
Tại đây, sẽ có đầy đủ dịch vụ chất lượng cao như trường học quốc tế, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí và chăm sóc sức khỏe… được bố trí thuận tiện giúp nâng tầm chất lượng cuộc sống và khẳng định vị thế xã hội cho cư dân đô thị.
Cũng theo quảng cáo của Tập đoàn Hà Đô, đan xen giữa các khu biệt thự, nhà ở là các khu công viên cây xanh, đường đi dạo phục vụ nhu cầu thư giãn, dạo mát thể dục của cư dân, góp phần tạo ra không gian sống hiện đại nhưng gần gũi với thiên nhiên.
Thế nhưng, theo quan sát của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, thời điểm này, mặc dù đã 10 năm kể từ khi dự án được khởi động viễn cảnh về một nơi đáng sống bậc nhất phía Tây Hà Nội vẫn chưa thấy đâu mà thay vào đó vẫn chỉ là bãi đất trống được quay tôn kín, cỏ dại mọc um tùm.
Trạm trộn bê tông là điểm nổi bật duy nhất của cả khu đất hơn 30ha.
Điểm nổi bật duy nhất của khu đô thị đình đám một thời này chỉ là một trạm trộn bê tông với những chiếc xe trọng tải lớn thường xuyên ra vào gây ô nhiễm và mất an toàn giao thông cho toàn khu vực. Đặc biệt đây là nơi có lưu lượng phương tiện giao thông qua lại hàng ngày tương đối đông đúc.
Những chiếc xe trọng tải lớn thường xuyên ra vào gây mất an toàn giao thông cho khu vực.
Cũng theo quan sát của phóng viên, do đã bỏ hoang lâu ngày nên nơi đây cũng được những người dân xung quanh tận dụng làm nơi vui chơi cho trẻ em. Bên cạnh đó, các phương tiện, máy móc nhằm phục vụ thi công xây dựng cũng đã bị phơi mưa, phơi nắng lâu ngày dẫn đến hiện tượng gỉ sét.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành, quận, huyện triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 3/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Theo đó, ông Chung yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các sở, quận, huyện, thị xã khẩn trương triển khai, hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trên địa bàn TP và các quận, huyện, thị xã; bảo đảm chất lượng, đồng bộ, thống nhất và khả thi.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật
Đã 10 năm trôi qua, vậy liệu đến bao giờ dự án mới được triển khai? Và một trong những khu đô thị đáng sống bậc nhất phía tây Hà Nội bao giờ mới được hình thành?
Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.