Hà Giang tổ chức quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Giang tổng kết công tác Lâm nghiệp năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Phát biểu tại lễ tổng kết, ông Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang đề nghị: Sở NN-PTNT và các địa phương khẩn trương khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý và bảo vệ rừng; tập trung quy hoạch, cắm mốc phân ranh giới rừng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển rừng trong nhân dân cùng với việc thực hiện củng cố hệ thống tổ chức quản lý gắn với bảo vệ tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.
Sớm củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, thường xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn, góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng năm 2022 đạt 58,5%.
Yêu cầu các đơn vị rà soát, đánh giá kết quả, hiệu thực hiện hoạt động tuần rừng của dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2 (Dự án KfW8). Đối với các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực thiện tốt quy hoạch 3 loại rừng, làm tốt vai trò quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, cấp xã theo theo phân cấp tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Thường xuyên kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản trên địa bàn huyện, đặc biệt là đối với các huyện có diện tích rừng tự nhiên còn lớn. Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng trồng sản xuất…
Bên cạnh đó, ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở NN&PTNT yêu cầu toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Ngành NN&PTNN nói chung và Khối Lâm nghiệp nói riêng đoàn kết, quyết tâm nổ lực, thi đua, phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Trong năm 2021, mặc dù còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai liên tục xảy ra, tuy nhiên ngành Lâm nghiệp Hà Giang đạt được nhiều kết quả tích cực. Có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Các chỉ tiêu của ngành lâm nghiệp cơ bản hoàn thành theo kế hoạch như: Chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng... Tỷ lệ che phủ rừng năm 2021 ước đạt 58,2% (tăng 0,2% so với năm 2020), hoàn thành 100% kế hoạch giao. Trong năm đã phát hiện 292 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp (tăng 34 vụ so với cùng kỳ năm 2020), đã xử lý 290 vụ (xử lý hình sự: 14 vụ, xử lý hành chính: 276 vụ); tịch thu 270,035 m3 gỗ các loại; thu nộp vào ngân sách Nhà nước trên 2,8 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại như tình trạng phá rừng, khai thác rừng, chặt phá rừng tự nhiên tại một số địa phương vẫn còn xảy ra cần khắc phục.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.